Đề kiểm tra chất lượng đầu năm năm học 2009 - 2010 mon Ngữ văn 8

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng đầu năm năm học 2009 - 2010 mon Ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Đề kiểm tra chất lượng đầu năm 	
	Năm học 2009- 2010
Môn ngữ văn 8 (thời gian 90 phút)
I – Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm )
Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng nhất vào giấy thi.
Câu 1: Tắt đèn của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào ?
 A.Truyện ngắn C.Truyện vừa 	
 B.Tiểu thuyết D.Bút ký 
Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ ?
 A.Có giá trị châm biếm sâu sắc .
 B .Là đoạn trích có kịch tính rất cao .
 C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố .
 D. Có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn .
Câu 3 : Nhận định nào sao đây nói đúng nhất nội dung chính của đoan trích Tức nước 
vỡ bờ ?
 A .Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thòi .
 B .Chỉ ra nỗi cựckhổ của người dân bị áp bức .
 C .Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân : vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ .
 D .Kết hợp cả ba nội dung trên .
Câu 4: Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ ,tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào ?
 A .Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật .
 B.Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi , giọng nói ,điệu bộ .
 C .Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia .
 D .Không dùng cách nào trong ba cách trên .
Câu 5 : Qua sự miêu tả của nhà văn ,giữa tên cai lệ và người nhà lí trưởng có điểm gì giống nhau nhất về mặt nhân cách .
 A.Cùng bất nhân, tàn ác . C .Cùng làm tay sai .
 B .Cùng là nông dân. D .Cùng ghét vợ chồng chị Dậu .
Câu 6 : Miêu tả hành động của tên cai lệ ,Ngô Tất Tố chủ yếu sử dụng các từ loại nào?
 A .Danh từ C . Động từ 
 B . Tính từ D . Đại từ
Câu 7: Những từ in đậm trong hai lời nói sau đây của chị Dậu là từ loại gì ?
 “Chồng tôi đau ốm , ông không được phép hành hạ !’’
 “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !’’
 A .Danh từ B .Đại từ xưng hô
 C .Tính từ D .Động từ .
Câu 8 : “ Tức nước vỡ bờ’’đã làm hiện lên chị Dậu là một con người như thế nào?
 A .Nhẫn nhục ,đau khổ 
 B .Giàu tình thương yêu chồng con.
 C .Căm thù bọn tay sai của thực dân phong kiến.
 D .Có tinh thần dũng cảm ,phản kháng quyết liệt bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa.
 E .Gồm tất cả B,C,D.
Câu 9: Thế nào là trường từ vựng ?
 A .Là tập hợp tất cả các từ có trung cách phát âm.
 B .Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ ,..) 
 C .Là tập hợp tất cả các từ có nét trung về nghĩa .
 D .Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc(thuần việt ,Hán việt ,..) .
Câu 10 : Việc đặt tên và sắp xếp các từ ngữ vào các trường từ vựng như sau đúng hay sai ? 
 1 .Tâm trạng của con người :buồn ,vui,nghỉ ngơi,phấn khởi ,sung sướng ,rầu rĩ ,tê tái,.
 2 . Bệnh về mắt: quáng gà,cận thị ,viễn thị ,đau mắt đỏ ,bị mắt ,thong manh,..
 3 . Các tư thế của con ngưòi : nằm ,ngồi, chạy ,nhảy, bay,bò,lết,boi,đứng,cúi,..
 4 . Mùi vị : thơm,cay,đắng,chat,ngọt,chua,the thé,hắc,nồng, lợ,tanh,.
 A .Sai 
 B .Đúng
Câu 11: Các từ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào ? 
 Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh,đầu mẩu gỗ ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn .mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi . (Trong lòng mẹ)
 A . Hoạt động của miệng . C .Hoạt động của lưỡi. 
 B . Hoạt động của răng. D . Cả A,B,C đều sai.
Câu 12 : Các từ được in đậm trong bài thơ sau đây thuộc trường từ vựng nào?
 Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
 Thiếp bén duyên chàng có thế thôi .
 	Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
	Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi 
	(Hồ xuân Hương )
 A .Động vật ăn cỏ 	 C .Động vật thuộc loài ếch nhái.
 B .Động vật ăn thịt 	 D .Côn trùng.
 II .Phần tự luận (7 điểm )
 Đề bài : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý
 “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây’’ , “Uống nước nhớ nguồn”.
Đáp án 
 I –Phần trắc nghiệm (3 điểm -đúng mỗi câu 0.25 điểm )
Câu 
1 
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
10
11
12
Đáp án 
B
 A
 D
 B
 C
 C
 B
 E
 C
 B
 B
 C
 II – Phần tự luận (7 điểm )
 a . Mở bài (1 điểm) 
 Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng ,phẩm chất cao đẹp : nhớ cội ,nhớ nguồn ,nhớ đến những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ 
 b . Thân bài (5 điểm )
 -Xét về lý :
 + Nhớ đến nguồn gốc là điều rất cần thiết đối với mỗi con người .
 + Nếu con người sống mà không có lòng biết ơn thì quả là vô dụng .
Xét về thực tế :
 + Tất cả những của cải ,vật chất trên đời này đều không phải tự nhiên mà có .
 +Từ ngàn xưa cho đến nay đã có biết bao thành quả lao động và bổn phận của chúng ta là phảu ra sức giữ gìn ,bảo vệ và phát huy hơn nữa đạo lý,nghĩa tình ở trên .
 c . Kết bài :
 Đây là một phẩm chất cao quý và chúng ta luôn trao dồi ,rèn luyện để vững tin bước vào tương lai.
 Người ra đề : 
 GV : Nguyễn Thị Thơ

File đính kèm:

  • docVan 8.doc