Đề kiểm tra chất lượng đội tuyển học sinh giỏi tháng 3/2009 môn: ngữ văn 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng đội tuyển học sinh giỏi tháng 3/2009 môn: ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Mai Sơn
Trường THCS Chất lượng cao
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đề KT chất lượng Đt học sinh giỏi tháng 3/2009
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 150 phút
I/ Trắc nghiệm : (3,0 điểm)
 	Viết chữ cái đầu câu trả lời đúng vào bài làm
1- ý nào sau đây nêu đúng định nghĩa về thể loại truyền kì.
	A.Viết bằng chữ Hán theo lối tiểu thuyết chương hồi, ghi chép chân thực những sự kiện lịch sử.
B. Viết bằng chữ Nôm, theo lối hư cấu, dựa trên các sự việc có thật.
C. Viết bằng chữ Hán, theo lối hư cấu, dựa trên các cốt truyện dân gian.
D. Viết bằng chữ Nôm, theo lối chương hồi ghi lại các sự kiện lịch sử.
2. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà thuộc về chủ đề nào?
A. Về văn hoá	B. Về hội nhập	C. Về lối sống
D. Về hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc
3. Nội dung chính của bài thơ “ánh trăng” (Nguyễn Duy) là:
A. Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của một đêm trăng sáng.
B. Miêu tả cảnh đẹp một đêm trăng ở thành phố
C. Bày tỏ tấm lòng ân nghĩa, thuỷ chung với quá khứ
D. Bày tỏ cảm xúc về cuộc sống ở nông thôn và thành phố
4. Hình ảnh "bếp lửa” trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có ý nghĩa gì?	
	A. Biểu tượng cho cuộc sống bình dị, vất vả của người bà, người phụ nữ trong gia đình.
B. Biểu tượng cho sự hi sinh của người phụ nữ trong gia đình
C. Biểu tượng cho mái ấm gia đình.
D. Biểu tượng cho sự tần tảo, chăm chút, tấm lòng yêu thương, chia sẻ của người bà.
5. Từ “ngọn” trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
B. Giờ cháu đã đi xã. Có ngọn khói trăm tàu
C. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
D. Ngọn gió phương này thổi sang phương ấy.
	6. Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp các yếu tố nào?
 A. Miêu tả	B. Biểu cảm	C. Thuyết minh	D. Nghị luận
II/ Tự luận: (7,0 điểm)
	Câu 1.( 2 điểm)
	Giới thiệu vài nét về tác giả Chính Hữu và nêu chủ đề tư tưởng của bài thơ “Đồng chí”
	Câu 2. (5 điểm)
	Cảm nhận của em về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Hướng dẫn chấm
Đề KT chất lượng Đt học sinh giỏi tháng 3/2009
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 150 phút
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm- mỗi ý đúng 0,5 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
D
C
D
A
A
B. Phần tự luận: (7 điểm)
	Câu 1: (2 điểm)
	+ HS trình bày được: -Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926. Quê ở Can Lộc - Hà Tĩnh. Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Chính Hữu được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. (1đ)
	- Bài thơ “Đồng chí” thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ. (1đ)
	Câu 2: (5 điểm)
	Học sinh biết viết một bài Tập làm văn ngắn với bố cục ba phần:
	- Mở bài:
	+ Giới thiệu ngắn gọn về vị trí đoạn trích. 
	+ Đánh giá chung: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn tích tả cảnh ngụ tình đặc sắc. (1điểm)
	- Thân bài:
	+ Cảnh ở lầu Ngưng Bích mênh mông, bát ngát, rợn ngợp làm nổi bật hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi của Kiều khiến nàng càng buồn tủi. (Cần phân tích được đặc điểm không gian, thời gian qua cảm nhận của Kiều) (1điểm)
	+ Trong cảnh ngộ đó nàng nhớ đến người thân và lo lắng cho số phận của mình:
	. Nhớ người yêu ………….. à tấm lòng thuỷ chung
	. Nhớ cha mẹ …………….. à hiếu thảo
	. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi; sự lo lắng sợ hãi trước tương lai mờ mịt của bản thân. (Chú ý các hình ảnh có tính chất tượng trưng như cánh buồm, hoa, nội cỏ…)	 (2điểm)
	- Kết bài:
	+ Đoạn trích tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh ngụ tình, là đoạn trích miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều. (0,5điểm)
	+ Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Kiều. Tác giả rất thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của nhân vật à giá trị nhân đạo (0,5điểm)


File đính kèm:

  • docKiem tra chat luong doi tuyen 9 thang 32009.doc
Đề thi liên quan