Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I năm học 2009- 2010 môn ngữ văn 9

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I năm học 2009- 2010 môn ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd-đt hưng hà trường THCS Bình Lăng
đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I
Năm học 2009- 2010
Môn ngữ văn 9 (90 phút làm bài)
Phần I: Trắc nghiệm(3 đ): 
Chọn và ghi lại đáp án đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Nhan đề Hoàng Lê Nhất Thống Chí được hiểu theo cách nào sau đây.
 A: Là tác phẩm thể chí viết về sự nhất thống của nhà Lê.
 B. ý chí quyết tâm thống nhất thống nhất đất nước của vua Lê.
 C. Chép lại trang sử vàng đầu tiên của nhà Lê.
Câu 2: Nhận xét nào đúng với nội dung hồi 14 Hoàng Lê Nhất Thống Chí.
Ca ngợi vẻ đẹp tuyệt vời của người anh hùng Nguyễn Huệ.
Nói lên thất bại của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.
Cả A và B.
Câu 3 : Câu thơ “ Làn thu thuỷ nét xuân sơn” miêu tả.
Vẻ đẹp của đôi mắt và mái tóc.
Vẻ đẹp của đôi mắt và làn da.
Vẻ đẹp của đôi mắt và đôi lông mày.
Câu 4: ý nào diễn đạt không đúng vẻ đẹp của mùa xuân được gợi ra từ hai câu thơ: 
 “ Cỏ non xanh tận chân trời 
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ”
Mới mẻ, tinh khiết, giàu sức sống.
Khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, giàu sức sống.
Rực rỡ, lộng lẫy, tươi vui.
Câu 5: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã sử dụng nghệ thuật nào để xây dựng nhân vật.
Đối thoại và độc thoại nội tâm.
Tượng trưng ước lệ và tả cảnh ngụ tình.
Độc thoại nội tâm và tả cảnh ngụ tình.
Câu 6: Trong câu thơ “Gần xa nô nức yến anh ”đã sử dụng phép tu từ nào.
 A. ẩn dụ B. Hoán dụ. C. Nhân hoá.
Câu 7: Từ “ muối” trong câu “Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau ”:
 A.Là thuật ngữ. B. Không là thuật ngữ.
Câu 8: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng ngôn ngữ nào.
 A, Chữ Hán B. Chữ Nôm. C. Chữ quốc ngữ.
Câu 9: Truyện nào sau đây thuộc thể loại truyện Nôm.
 A. Chuyện người con gái Nam Xương. 
 B. Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh 
 C. Truyện Kiều.
Câu 10: Qua hành động đánh cướp ta thấy vẻ đẹp của Lục Vân Tiên là:
 A. Tài năng, tính cách anh hùng. B. Nghĩa hiệp. C. Cả A và B.
Câu 11: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là một cách quan trọng để xây dựng nhânvật.
 A. Đúng B. Sai
Câu 12: Lời của Mã Giám Sinh trong câu: Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
 Hỏi quê, rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần” 
 A: Là lời dẫn trực tiếp B: Là lời dẫn gián tiếp.
Phần II. Tự luận.(7đ)
Câu1( 2 đ ): Tóm tắt ngắn gọn Chuyện người con gái Nam Xương .
Câu 2 ( 5 đ ): Thuật lại đoạn trích: Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.


Phòng gd-đt hưng hà trường THCS Bình Lăng
đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I 
 Năm học 2009- 2010
 Môn ngữ văn 6 (90 phút làm bài)

I. Trắc nghiệm (3 đ):
Đọc đoạn văn sau, chọn và ghi lại các đáp án đúng:
“ Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong chiếc lều cũ dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”
	(Thạch Sanh) 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C. Tự sự. D. Nghị luận. 
Câu 2: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ 2. C. Ngôi thứ ba.
Câu 3: Đoạn văn trên được kể theo:
A. Thứ tự thời gian. B. Thứ tự nguyên nhân- Kết quả. C. Cả A và B.
Câu 4: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ ghép.
A. 11 từ B. 12 từ C. 13 từ D. 14 từ
Câu 5: Trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt.
A. Lưỡi búa B. Gia tài C. Khôn lớn. D. Gốc đa. 
Câu 6: Từ lưỡi trong đoạn văn trên được dùng theo.
A. Nghĩa gốc. B. Nghĩa chuyển.
Câu 7: Đoạn văn trên có số từ láy là:
A. 1từ. B. 2 từ. C. 3 từ. D. 4 từ.
Câu 8: Câu “ Cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại ” có mấy cụm danh từ.
A.1 cụm. B. 2 cụm. C. 3 cụm. D. Không có.
Câu 9: Trong cụm danh từ “ mọi phép thần thông” từ nào là trung tâm.
A. thần thông. B. phép C. mọi D. thần.
Câu10: Từ nào thay thế từ gia tài là phù hợp nhất trong các từ sau.
A. Của cải. B. Tài sản. C. Cơ ngơi. D. Vật chất.
Câu11: Câu “ Người ta gọi cậu là Thạch Sanh” là câu giới thiệu.
A. Chân dung nhân vật. B. Lai lịch nhân vật.
C. Tên gọi nhân vật. D. Tài năng nhân vật.
Câu 12: Truyện Thạch Sanh là truyện.
A. Truyền thuyết. B. Cổ tích. C. Ngụ ngôn.

II. tự luận: (7 đ)
Câu1(2 điểm): Trong phần kết thúc truyện Thạch Sanh, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân muốn thể hiện điều gì? Cách kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Nêu thêm một ví dụ mà em biết.
Câu 2 (5 điểm): Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời của một nhân vật trong truyện.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra giua ki 10910.doc