Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì II môn ngữ văn lớp 9 năm học: 2012-2013 Trường THCS T.T Xuân Trường

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì II môn ngữ văn lớp 9 năm học: 2012-2013 Trường THCS T.T Xuân Trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT XUÂN TRƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS T.T XUÂN TRƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
 (Thời gian làm bài 90 phút)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2.0 điểm)
 Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Bài thơ "Viếng lăng Bác" được viết vào năm nào?
 A. 1974 B. 1975
 C. 1976 D. 1977
Câu 2: Trong văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" (Ngữ văn 9, tập 2), Vũ Khoan cho rằng việc chuẩn bị gì là quan trọng nhất?
 A. Tiền của. B. Bằng cấp.
 C. Chuẩn bị bản thân con người D. Địa vị xã hội.
Câu 3: Bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 đã xây dựng được một hình tượng thiên nhiên trong sáng, giản dị, giàu sức gợi, thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ cho đất nước?
Mùa xuân nho nhỏ. B. Viếng lăng Bác.
 C. Ánh trăng. D. Sang thu.
Câu 4: Hình ảnh nào sau đây không phải là ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương khi chia tay Bác để trở về miền Nam?
 A. Con chim. B. Đóa hoa. C. Nốt trầm. D. Cây tre.
Câu 5: Trong câu văn: "Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp." (Phạm Văn Đồng), đâu là thành phần khởi ngữ?
 A. các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, B. chúng ta 
 C. có thể tin ở tiếng ta, D. không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
Câu 6: Trong hai câu thơ: "Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về" (Hữu Thỉnh) từ "Hình như" thuộc thành phần nào?
 A. Thành phần tình thái. B. Thành phần gọi – đáp.
 C. Thành phần phụ chú D. Thành phần cảm thán.
Câu 7: Cho đoạn văn: "Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá." (Nguyễn Thành Long). Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
 A. Phép lặp. B. Phép thế.
 C. Phép liên tưởng. D. Phép nối. 
Câu 8: Cụm từ "lên thác xuống gềnh" trong đoạn thơ "Lên thác xuống ghềnh - Không lo cực nhọc" (Nói với con) là:
 A. Tục ngữ. B. Thành ngữ.
 C. Quán ngữ. D. Ca dao.
Phần II. Tự luận (8.0 điểm)
Câu 1(2.5 điểm): Mở đầu bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" nhà thơ Thanh hải viết:
"Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc."
a, Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 
b, Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật ấy trong văn cảnh.
Câu 2 (5.5 điểm): Phân tích vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1).
------------ Hết ------------
PHÒNG GD-ĐT XUÂN TRƯỜNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS T.T XUÂN TRƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
 (Thời gian làm bài 90 phút)

Tổng điểm cho cả bài thi là 10 điểm.
Yêu cầu về nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau:
Phần I: Trắc nghiệm (2.0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
C
A
C
A
A
B
B
* Trả lời đúng mỗi câu cho 0.25 điểm. Trả lời sai hoặc nhiều hơn một đáp án cho mỗi câu thì không cho điểm.

Phần II: Tự luận (8.0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2.5đ)
a. Những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh (1980), Thanh Hải đã gửi gắm tất cả tấm lòng, tình cảm và những nghĩ suy sâu lắng của đời mình vào bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và ước nguyện của tác giả.
b. - Trong thơ xưa, hình ảnh cánh hoa, cánh bèo trôi nổi trên mặt nước thường gợi liên tưởng về kiếp người lênh đênh, chìm nổi...
- Trong câu thơ của Thanh Hải, bằng biện pháp tu từ đảo ngữ và từ "mọc", tác giả khiến người đọc có cảm giác những bông hoa lục bình như có cội rễ, được nuôi dưỡng bằng nguồn sống của dòng sông mùa xuân... 

1.0đ


0.5đ

1.0đ
Câu 2
(5.5đ)
Học sinh vận dụng cách làm văn nghị luận về nhân vật văn học để viết bài cảm nghĩ về anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" – là nhân vật điển hình cho tấm gương lao động trí thức trong những năm đất nước còn chiến tranh:
a. Mở bài: Đề tài về tinh thần yêu nước và ý thức cống hiến của lớp trẻ là một đề tài thú vị và hấp dẫn của văn học kháng chiến chống Mĩ mà Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêu biểu.
b. Thân bài: Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên:
- Trẻ tuổi, yêu nghề và trách nhiệm cao với công việc. Các dẫn chứng tiêu biểu: Một mình trên đỉnh núi cao chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấy mình với công việc là đôi, một giờ sáng đi ốp nhưng anh không bỏ buổi nào -> thể hiện ý thức quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ rất cao.
- Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự khiêm tốn (nói chuyện rất hồn nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm nhường khi nói về mình mà giới thiệu những tấm gương khác).
- Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống của mình tốt đẹp hơn: Không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách đang mở, vườn hoa đàn gà... là những sản phẩm tự tay anh làm đã nói lên điều đó.
* Đánh giá: Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế gới những con người như anh. Tác giả muốn nói với người đọc: "Trong cái lặng im của Sa Pa (...), có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước". Đồng thời qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người.
c. Kết bài: - Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người lao động trí thức lặng lẽ dâng cho đời đáng được ngợi ca, trân trọng...
* Lưu ý: Hành văn lưu loát, có dẫn chứng cụ thể, biết phân tích, đánh giá, không mắc lỗi diến đạt mới cho điểm tối đa ở mỗi ý. Nếu mắc từ 5 lỗi diễn đạt dùng từ, đặt câu, sai chính tả trừ 0.25 – 0.5 điểm. Sai trên 10 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu trừ 1.0 điểm.




0.5đ




1.5đ



1.0đ



1.0đ




1.0đ





0.5đ
* Lưu ý chung:
- Sau khi chấm điểm từng câu giám khảo nên cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh.
- Điểm của bài thi là điểm của các câu cộng lại, cho điểm lẻ đến 0.25 điểm không làm tròn.





























PHÒNG GD-ĐT XUÂN TRƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS T.T XUÂN TRƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
 (Thời gian làm bài 90 phút)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2.0 điểm)
 Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Nguyễn Đình Thi viết văn bản "Tiếng nói của văn nghệ" vào thời kì nào?
A. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C. Thời kì miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. D. Thời kì đất nước hoàn toàn thống nhất.
Câu 2: Tình cảm chủ đạo trong bài "Viếng lăng Bác" là gì?
Nỗi đau đớn tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa.
Niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha, thành kính của tác giả đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
 Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ Nam ra Bắc thăm Bác.
Những suy nghĩ về đất nước quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
Câu 3: Nhà văn Lê Minh Khuê là tác giả của tác phẩm nào dưới đây?
 A. Những ngôi sao xa xôi B. Chiếc lược ngà. C. Bến quê. D. Con cò.
Câu 4: Bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh được viết theo thể thơ nào?
 A. Song thất lục bát. B. Thơ 5 chữ. C. Thơ 7 chữ. D.Thơ lục bát.
Câu 5: Dòng thơ nào sau đây không mang hàm ý?
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. B. Chỉ cần trong xe có một trái tim.
C. Đêm nay rừng hoang sương muối. D.Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
Câu 6: Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã dùng các phép liên kết nào để liên kết câu, liên kết đoạn văn? 
 "Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu" (Lão Hạc – Nam Cao)
 A. Phép lặp, phép nối. B. Phép thế, phép nối.
 C. Phép lặp, phép liên tưởng. D. Phép lặp, phép thế.
Câu 7: Câu: "Con đường đi qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa!" (trích Những ngôi sao xa xôi) được dùng với mục đích gì?
 A. Bày tỏ ý nghi vấn. B. Trình bày một sự việc.
 C. Bộc lộ cảm xúc. D. Thể hiện sự cầu khiến.
Câu 8: Đâu là điều cần thiết khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ?
Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ.
Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ.
Tái hiện lại các hình ảnh trong bài thơ, đoạn thơ.
Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ.
Phần II. Tự luận (8.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm): Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa" ( Bếp lửa – Bằng Việt)
a. Xác định từ láy trong đoạn thơ và phân tích giá trị biểu đạt của từ láy ấy?
b. Viết đoạn văn theo lối diễn dịch dài khoảng 20 dòng trình bày cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ?
Câu 2 (5.0 điểm): "Sang thu" của Hữu thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có hình tượng con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa.
 Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.

PHÒNG GD-ĐT XUÂN TRƯỜNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS T.T XUÂN TRƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
 (Thời gian làm bài 90 phút)

Tổng điểm cho cả bài thi là 10 điểm.
Yêu cầu về nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau:
Phần I: Trắc nghiệm (2.0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
A
B
C
D
C
A
* Trả lời đúng mỗi câu cho 0.25 điểm. Trả lời sai hoặc nhiều hơn một đáp án cho mỗi câu thì không cho điểm.
Phần II: Tự luận (8.0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3.0đ)
a. Từ láy trong dòng thơ đầu là "chờn vờn". 
- Từ láy ấy giúp em hình dung về hình ảnh bếp lửa mà tác giả nhắc tới là:
+ Ánh sáng ngọn lửa trong bếp bập bùng, khi to, khi nhỏ trong không gian của buổi sáng tinh mơ ở mỗi làng quê; gợi lên hình ảnh một bếp lửa bình dị, quen thuộc trong cuộc sống còn nghèo khó của người bà.
+ Bếp lửa "chờn vờn" ấy luôn in sâu trong kí ức của người cháu; nhớ tới bếp lửa là người cháu lại nhớ tới hình ảnh của người bà bên bếp lửa.
-> Bếp lửa là hình tượng thơ khơi nguồn cảm xúc để người cháu hồi tưởng về hình ảnh người bà kính yêu của mình.
b. Ba câu thơ đầu gợi hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. 
- Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong trí nhớ của tác giả là hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt nam từ thờ thơ ấu. 
- Chờn vờn là từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhòa của hình ảnh kí ức theo thời gian. 
- Từ ấp iu là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ trẻ. Đó không phải là một từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ ấp ủ và nâng niu. Ấp iu gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp, lại rất đúng với công việc nhóm lửa cụ thể. Từ hình ảnh bếp lửa, liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa. 
- Biết mấy nắng mưa là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả và lo toan của bà.
0.5 đ

0.25 đ


0.25 đ



0.25 đ

0.25 đ

0.5 đ


0.5 đ





0.5 đ
Câu 2
(4.5đ)
a. Mở bài: 
- Giới thiệu đôi nét về bài thơ "Sang thu" và nhà thơ Hữu Thỉnh: Bài thơ viết cuối năm 1977, khi đất nước đã được thống nhất. In trong tập "Từ chiến hào đến thành phố".
- Trích dẫn nhận định: "Sang thu" của Hữu thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có hình tượng con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa.
( Nếu thiếu trích dẫn nhận định cho 0.25 điểm)
b. Thân bài:
* Khổ 1: Cảm nhận tinh tế của tác giả trước những tín hiệu giao mùa ở không gian gần:
- Cảm nhận bằng khứu giác và xúc giác:
+ Hương ổi và cái se se lạnh của gói lan tỏa trong không gian nơi vườn thôn, ngõ xóm.
+ "Phả" gợi hương thơm như sánh lại, luồn vào trong giáo.
- Cảm nhận bằng thị giác:
+ "Chùng chình": Nghệ thuật nhân hóa gợi sương thu có ý chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm đường làng.
- Cảm xúc:
+ "Bỗng": Cảm giác bất ngờ.
+ "Hình như": Cảm giác mơ hồ mong manh, chưa rõ ràng. 
Tất cả gợi sự giao thoa của tạo vật, cũng như cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của nhà thơ.
* Khổ 2: Cảm nhận biến chuyển của đất trời sang thu trong không gian dài, rộng, cao:
- Sự đổi thay của tạo vật:
+ Nghệ thuật đối: Sương chùng chình >< Chim vội vã gợi sự vận động tương phản.
+ Sông dềnh dàng: nghệ thuật nhân hóa, từ láy gợi hình, tả dòng sông trôi chậm gợi suy nghĩ trần tư.
+ Chim vội vã: Nghệ thuật nhân hóa, từ láy gợi cảm gợi hơi thu se lạnh khiến lũ chim "vội vã" bay về phương Nam tránh rét.
- Hình ảnh nhân hóa: Đám mây "vắt nửa mình sang thu" gợi hình dung:
+ Mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời.
+ Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.
-> Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên.
* Khổ 3: Cảm nhận thời tiết (tạo vât) sang thu bằng tâm tưởng, suy tư:
- "Vẫn còn", "vơi dần", "bớt" là những từ chỉ mức độ tạo sự chuyển biến của các hiện tượng tự nhiên: Hạ nhạt dần, thu đậm nét.
- Sấm bất ngờ, hàng cây đứng tuổi:
+ Tả thực: sang thu, sấm thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động hàng cây đã bao mùa thay lá.
+ Nghệ thuật nhân hóa: "Bất ngờ", "đứng tuổi" diễn tả trạng thái của con người.
+ Hình ảnh ẩn dụ: Con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời.
-> Đất trời sang thu khiến lòng người cũng bâng khuâng, xúc cảm, gợi bao suy nghĩ về đời người lúc sang thu.
c. Kết bài:
- Khẳng định sự đúng đắn của nhận định, suy nghĩ của bản thân trước vấn dề mà bài thơ đặt ra.
* Lưu ý: Hành văn lưu loát, có dẫn chứng cụ thể, biết phân tích, đánh giá, không mắc lỗi diến đạt mới cho điểm tối đa ở mỗi ý. Nếu mắc từ 5 lỗi diễn đạt dùng từ, đặt câu, sai chính tả trừ 0.25 – 0.5 điểm. Sai trên 10 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu trừ 1.0 điểm.

0.5 đ







1.0 đ













1.0 đ












1.5 đ











0.5 đ
* Lưu ý chung:
- Sau khi chấm điểm từng câu giám khảo nên cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh.
- Điểm của bài thi là điểm của các câu cộng lại, cho điểm lẻ đến 0.25 điểm không làm tròn.

File đính kèm:

  • docDe thi giua hoc ki 2 NV 9 co dap an.doc
Đề thi liên quan