Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Lê Quý Đôn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Lê Quý Đôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục - Đào tạo Gia Lai Đề KIểM TRA chất lượng học kì I, Trường THPT Lê Quý Đôn năm học 2008-2009 Môn : Ngữ Văn – lớp 12 (Chương trình chuẩn) Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 : (1 điểm) Chỉ ra phép lặp cú pháp trong phần trích dưới đây và chỉ ra tác dụng của chúng. Buồn thay! ( 1 ) Đàn muỗi vo ve bay, đùa nhau quanh ngọn đèn. ( 2 ) Lá cây sột soạt rụng, đuổi nhau trên đường nhựa.( Nguyễn Công Hoan ) Câu 2 : ( 2 điểm ) Nêu ý nghĩa lịch sử và nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 3 : ( 7 điểm ) Có ý kiến cho rằng : Cái đặc sắc, độc đáo của đọan thơ Đất Nước là sự cảm nhận về đất nước trong một cách nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện, và nổi bật là tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân. Hãy phân tích và chứng minh điều đó qua đoạn thơ Đất Nước ( Trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm). ……………...Hết……………. Sở Giáo dục - Đào tạo Gia Lai kiểm tra học kì i, năm học 2008-2009 Trường THPT Lê Qúy Đôn Hướng dẫn chấm và chuẩn cho điểm môn ngữ văn 12 (chương trình chuẩn) Câu 1 : (1 điểm) Câu (1) và câu (2) cùng có chung một kiểu cấu tạo ngữ pháp, từng bộ phận của chúng (trước và sau dấu phẩy) cùng có chung một kiểu cấu tạo cú pháp.(0,5 điểm) Sự lăp lại ở đây có tác dụng tạo ra tính đơn điệu gợi thêm cảm giác buồn bằng sự đều đều về nhịp điệu lặp lại nhau của hai câu.(0,5 điểm) Câu 2 : (2 điểm) -ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn độc lập rất sâu sắc và tiến bộ. + Đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập.(0,5 điểm). + Đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.(0,5 điểm) Nội dung tuyên ngôn: đầy đủ, toàn diện, chặt chẽ, dứt khóat: + Tuyên ngôn tuyên bố thóat li và xóa bỏ mọi điều khoản với Pháp (về quan hệ, hiệp ước đặc quyền).(0,5 điểm) + Tuyên bố với thế giới về độc lập và tự do của nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam trên ba phương diện: có quyền tự do và độc lập; sự thật đã thành một nước tự do và độc lập; quyết giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.(0,5 điểm) Câu 3: (7 điểm) Yêu cầu: Về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận bàn bạc về một ý kiến văn học. - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả,dùng từ và ngữ pháp. Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, giá trị bao trùm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ), học sinh phát hiện, phân tích các thủ pháp nghệ thuật để làm nổi bật giá trị của tác phẩm. Nội dung: Tâp trung thể hiện đất nước trên nhưng bình diện sau đây: + Trong chiều dài lịch sử(quá khứ – hiện tại – tương lai) + Trong chiều rộng không gian địa lí. + Trong bề dày văn hóa, phong tục,lối sống, tâm hồn và tính cách dân tộc. Nhưng ở bất cứ phương diện nào thì tư tưởng cốt lõi cũng là quan niệm Đất Nước của Nhân dân. + Đất nước là những gì bắt gặp trong cuộc sống của mọi gia đình, mỗi con người. + Đất nước được gợi ra từ việc tách hai yếu tố hợp thành Đất và Nước. + Đất nước không gian sinh tồn của cuộc sống. + Đất nước thống nhất trong máu thịt, trong xương tủy,trong tình cảm của mỗi người. Đất nước trước hết là của những người bình dị vô danh. + Họ lao động chống giặc ngoại xâm + Họ giữ gìn và truyền lại cho thế hệ mai sau những giá trị văn hóa văn minh tinh thần và vật chất của đất nước từ hạt lúa ngọn lửa, tên núi, tên làng,tên xã đến những truyền thuyết, những câu ca dao, tục ngữ. Biểu điểm: - Điểm 6 - 7: Đáp ứng tốt các yều cầu của đề, viết văn có cảm xúc. - Điểm 4 - 5: Đáp ứng các yều cầu đề ở mức khá.Phân tích tốt nội dung,phân tích nghệ thuật còn vụng.Văn viết tương đối tốt. Mắc không quá hai lỗi mỗi mặt. - Điểm 2 - 3: Bài viết đạt được một nửa yêu cầu của đề hoặc phân tích sơ sài. Văn viết lủng củng mắc không quá nhiều lỗi. - Điểm 0 - 1: Có viết bài song sai cả nội dung và phương pháp.
File đính kèm:
- De thi Ngu van 12chuan.doc