Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 cho năm học: 2012 - 2013
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 cho năm học: 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT NINH GIANG ----------o0o--------- ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2012 - 2013 Môn Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ BÀI Câu 1: (4 điểm) Cho đoạn văn sau: "Tinh thần yêu nước cũng như các thức của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến". (Ngữ văn 7, tập 2) a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu ngắn gọn nội dung đoạn văn. b. Tìm những câu rút gọn có trong đoạn và nêu tác dụng của các câu rút gọn đó ? c. Qua đó nêu khái niệm: Thế nào là câu rút gọn ? Câu 2: ( 1 điểm) Tại sao nói: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một văn bản nghị luận mẫu mực ? Câu 3 : (5 điểm) Giải thích câu tục ngữ " Đói cho sạch, rách cho thơm". ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: ( 4 điểm) a. - Đoạn văn trên trích trong tác phẩm " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"(0,25đ) Tác giả: Hồ Chí Minh. (0,25 điểm) - Nội dung đoạn văn: Khẳng định giá trị của tinh thần yêu nước và nêu nhiệm vụ của chúng ta là phải mở rộng, phát huy tinh thần đó trong sự nghiệp cứu nước. (0,5đ) b. * Tìm được các câu rút gọn: - " Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy" ( 0,5 đ) - "Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm" ( 0,5 đ) - "Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tình thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến" ( 0,5đ ) * Nêu được tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ…(0,5đ) c. Nêu được khái niệm: Câu rút gọn là câu được lược bỏ một số thành phần câu làm cho câu được ngắn gọn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp từ hoặc để ngụ ý hành động, đặc điểm được nói đến trong câu là của chung mọi người. ( 1đ) Câu 2: ( 1 điểm) Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một văn bản nghị luận mẫu mực vì: + Lập luận, bố cục, dẫn chứng hợp lý, cụ thể, sinh động.(0,5đ) + Văn bản đã làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”(0,5đ) Câu 3: ( 5 điểm) Giải thích câu tục ngữ " Đói cho sạch, rách cho thơm". * Yêu cầu cần đạt: Về kĩ năng: + Viết đúng thể loại văn nghị luận giải thích. + Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. + Bố cục rõ ràng ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, hành văn trong sáng. Về nội dung kiến thức : Cách trình bày có thể khác nhau nhưng học sinh cần phải nêu được các ý sau: Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của câu. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: - Người xưa mượn chuyện ăn và mặc là 2 chuyện gần gũi, thiết thực nhất đối với con người để bày tỏ quan niệm sống trong sáng, lành mạnh: " Đói cho sạch rách cho thơm" + Nghĩa đen: Dù đói cũng phải giữ nề nếp trong ăn uống, dù rách cũng phải giữ cho quần áo thơm tho. + Nghĩa hàm ý: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn nhân cách, phẩm chất và lòng tự trọng của bản thân. Sống trong sạch, lành mạnh là nền tảng đạo đức của nhân dân ta. * Lý giải vấn đề: Đó là quan niệm sống đúng đắn, vì: + Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh đói rách nhân cách con người dễ bị tha hoá. Bởi vậy, con người càng phải giữ gìn phẩm giá, đạo đức, bản chất lương thiện của mình. + Dù không giàu có, sang trọng; đời sống vật chất không bằng ai nhưng giữ được phẩm giá, đạo đức, sống trong sáng, lành mạnh sẽ được mọi người kính nể. * Cần làm gì để thực hiện lời dạy của cha ông: + Không ngừng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện lối sông lành mạnh, giản dị. + Coi trọng giá trị tinh thần, làm chủ, giữ mình trong mọi hoàn cảnh. + Biết lên án, đấu tranh với những thói xấu như " Đói ăn vụng túng làm càn"… + Là học sinh cần biết tu dưỡng, rèn luyện bản thân, biết nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô… biết giữ nếp nếp nhà, giữ nếp sống lành mạnh, giản dị… (Học sinh biết kết hợp đưa ra dẫn chứng một cách khéo léo, thuyết phục) Kết bài: - Khẳng định quan niệm đúng đắn của câu tục ngữ - Bài học rút ra cho mỗi người trong việc kết thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. * Biểu điểm: - Điểm 5: Làm tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức, bài viết sáng tạo, lập luận rõ ràng , thuyết phục , lời văn trong sáng - Điểm 3-4: Làm đúng yêu cầu kiểu bài, vận dụng phương pháp chưa được nhuần nhuyễn, nội dung còn sơ sài, còn mắc vài lỗi nhỏ về lập luận ,chính tả, dùng từ đặt câu… - Điểm dưới 2 và dưới 2: Không vận dụng được các kĩ năng của kiểu bài nghị luận giải thích - chứng minh, bài viết mắc nhiều lỗi; nội dung bài viết quá yếu…
File đính kèm:
- De 4.doc