Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 năm học: 2012 - 2013

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 năm học: 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT NINH GIANG
----------o0o---------
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học: 2012 - 2013
Môn Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ BÀI

C©u 1 (2điểm) 
Ghi theo trí nhớ 3 câu tục ngữ bất kì trong bài ‘Tục ngữ về con người và xã hội”
Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ em vừa ghi.
Câu 2 ( 1điểm)
	Theo em, điều gì làm nên cái hay, cái hấp dẫn của tục ngữ ?
C©u 3 (2điểm)
Xác định trạng ngữ trong các câu sau và cho biết mỗi thành phần trạng ngữ đó có tác dụng gì?
a. Về mùa đông, lá bàng đỏ như đồng hun.
b. Vì ốm nặng, Nam không ăn gì cả.
c. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
 Câu 4 (5điểm)
 Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

--------------Hết--------------



















	ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
C©u 1 (2điểm) 
Ghi được 3 câu tục ngữ bất kì trong bài ‘Tục ngữ về con người và xã hội”(1đ)
Nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ đó. (1đ)
Câu 2 ( 1điểm)
	Làm nên cái hay, cái hấp dẫn của tục ngữ là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của nó. Về nghệ thuật: nó là những câu nói gắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh...(0,5đ) Về nội dung, nó đúc rút kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt trong đời sống (tục ngữ ví như túi khôn nhân loại) được vận dụng vào đời sống hàng ngày.(0,5đ)
C©u 3 (2điểm)
	Chỉ ra được trạng ngữ (1đ)
Trạng ngữ trong các câu a: Về mùa đông, b: Vì ốm nặng, c: từ nghìn đời nay.
 Chỉ ra được tác dụng của thành phần trạng ngữ ở mỗi câu được 1đ
a. trạng ngữ chỉ thời gian
b. nguyên nhân
c. c¸ch thøc
 Câu 4 (5điểm)
 * Yêu cầu cần đạt:
Về hình thức – kĩ năng:
+ Viết đúng thể loại văn nghị luận giải thích và chứng minh
+ Bố cục rõ ràng ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, văn viết lưu loát
 Về nội dung kiến thức : Cách trình bày có thể khác nhau nhưng học sinh cần phải nêu được các ý sau:
 MB:
Giới thiệu câu tục ngữ
Nội dung khái quát của câu tục ngữ: Đoàn kết tương thân, tương ái là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tình cảm ấy xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người trong cùng một gia đình, một tập thể.
 TB:
 * Giải thích câu tục ngữ:
Nghĩa đen: 
+ Tàu: máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa
+ Nghĩa cả câu: Một con ngựa ốm, không ăn cỏ, cả đàn ngựa cũng không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến bản thân mình
Nghĩa bóng: Trong gia đình, trong tập thể có một người gặp chuyện không may thì những người khác cũng lo lắng
* Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
- Trong gia đình, nếu có người ốm đau, gặp hoạn nạn, những người khác đều lo lắng, cố gắng làm sao giúp đỡ người không may qua bước khó khăn 
- Trong cộng đồng, còn nhiều người bất hạnh như người tàn tật, nạn nhân của thiên tai bão lũ, nạn nhân của chất độc da cam,… Có rất nhiều người, nhiều phong trào chia sẻ những nỗi đau đó như: Ngày vì người nghèo, các chương trình: Trái tim cho em, Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam,… 
KB: 
- Khẳng định lại tính đúng đắn của câu tục ngữ
- Liên hệ bản thân: Mỗi HS có thể góp sức nhỏ bé của mình , chia sẻ khó khăn cùng những người trong gia đình, trong lớp học, trong xã hội như giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, xây dựng quỹ tình thương, tham gia các hoạt động từ thiện…
* Biểu điểm:
 - Điểm 5: Làm tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức, bài viết sáng tạo, lập luận rõ ràng , thuyết phục , lời văn trong sáng
 - Điểm 3-4: Làm đúng yêu cầu kiểu bài, vận dụng phương pháp chưa được nhuần nhuyễn, nội dung còn sơ sài, còn mắc vài lỗi nhỏ về lập luận ,chính tả, dùng từ đặt câu…
 - Điểm dưới 2 và dưới 2: Không vận dụng được các kĩ năng của kiểu bài nghị luận giải thích - chứng minh, bài viết mắc nhiều lỗi; nội dung bài viết quá yếu…

---------------------------


File đính kèm:

  • docDe 2.doc