Đề kiểm tra chất lượng học kì I - Lớp 9 - Môn thi: Sinh Học
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì I - Lớp 9 - Môn thi: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TX TAM ĐIỆP TRƯỜNG THCS ĐÔNG SƠN Mã ký hiệu SI – DH01-KTHKIL9 - 09 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I LỚP 9 Năm học: 2009 – 2010 MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 60 phút (Đề này gồm 5câu 1trang) Câu 1:( 2.0 điểm) Hiện tượng di truyền kiên kết là gì? Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen ở những điểm nào? Câu 2:( 1,5 điểm) Giải thích tại sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống với ADN mẹ? Câu 3: ( 2,0 điểm) Đột biến cấu trúc NST là gì? Các dạng.Tại sao nói đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người, sinh vật? Câu 4:( 2.0 điểm) Khi nghiên cứu đặc điểm di truyền của một đứa trẻ người ta đếm được trong tế bào có bộ NST là: 44A + X. Đứa trẻ trên bị hội chứng gì? Nêu đặc điểm kiểu hình? Cơ chế hình thành hội chứng trên? Câu 5: (2,5 điểm) Cho giao phấn giữa cây bắp thân cao với cây bắp thân thấp thu được F1 đều thân thấp. a.Hãy dựa vào quy luật di truyền của Menđen để xác định tính trạng trội, tính trạng lăn, quy ước gen? b. Lập sơ đồ lai? ............................Hết........................................ Điểm ơi! sưu tầm đề thi của huyện kim sơn nộp cho sở song gửi cho mình. PHÒNG GD & ĐT TX TAM ĐIỆP Mã ký hiệu SI – HDC01- KTHKIL9 - 09 TRƯỜNG THCS ĐÔNG SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I LỚP 9 Năm học 2009 – 2010 MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 60 phút ( Hướng dẫn chấm này gồm 5câu trong 2trang) Câu Nội dung Điểm 1 2,0 - Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật của Menđen: + Không chỉ một gen nằm trên một NST mà có nhiều gen nằm trên 1 NST, các gen phân bố dọc theo chều dài của NST. + Các gen không chỉ phân li độc lập mà còn có hiện tượng di truyền liên kết với nhau và hiện tượng liên kết gen mới là hiện tượng phổ biến. + Hiện tượng di truyền liên kết đã giải thích vì sao trong tự nhiên có những nhóm tính trạng luôn đi kèm cùng với nhau. 0,5 0,5 0,5 0,5 2 1,5 - Hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi giống với ADN mẹ vì ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu: + Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào đến liên kết với các nuclêôtit trên từng mạch của ADN dựa trên nguyên tắc bổ sung: A- T: G – X; T- A; X – G + Nguyên tắc khuôn mẫu( bán bảo toàn): trong mỗi ADNcon có một mạch của ADN mẹ ( mạch cũ), còn một mạch mới được tổng hợp 0,5 0,5 0,5 3 2,0 - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. - Gồm các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn hoặc đảo đoạn..... - Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho con người và sinh vật vì: + Đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượngvà sự sắp xếp các gen trên NST. + Mà các gen đã được sắp xêp hài hoà trên NST được hình thành qua chọn lọc tự nhiên. + Đột biến mất đoạn lớn có thể gây chết. 0,5 0,25 0,5 0,5 0,25 4 2,0 a - Đứa trẻ trên bị hội chứng tơcno - Đặc điểm: Bệnh nhân là nữ lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt tử cung nhỏ, thường mất trí, không có con. 0,5 0,5 b Cơ chế hình thành: - Trong quá trình giảm phân cặp NST giới tính phân li bất bình thường tạo giao tử mang bộ NST 22A + 0. - Trong thụ tinh giao tử 22A + 0 kết hợp với giao tử bình thường 22A + X tạo thành hợp tử mang bộ NST 44A + X. Gây nên hội chứng tơcno. 0,5 0,5 5 2,5 a Theo đề bài: P : Thân cao x Thân thấp F1 đều thân thấp P mà cặp tính trạng tương phản, F1 100% thân thấp. dựa vào quy luật phân li Menđen, suy ra. - Thân thấp là tính trạng trội hoàn toàn so với thân cao - Do F1 đồng tính nên P phải thuần chủng quy ước gen Gen A: quy định thân thấp Gen a: quy định thân cao. Vì P thuần chủng kiểu gen cây thân thấp : AA kiểu gen cây thân cao : aa 0,5 0,5 0,5 0,5 b Sơ đồ lai Pt/c AA ( thân cao) x aa ( Thân thấp Gp A a F1 Aa( 100% Thân cao) 0,5 Tổng 10,0
File đính kèm:
- de kiem tra hkI sinh9 toan.doc