Đề kiểm tra chất lượng học kì I - Môn: Sinh học - Lớp 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì I - Môn: Sinh học - Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Năm học : 2013 - 2014 Môn: Sinh học - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút. (không kể giao đề) Câu 1 : (2 điểm) Thường biến là gì? Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến? Câu 2 : (2 điểm) Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN? Câu 3 : (2 điểm) Nêu đặc điểm di truyền của bệnh nhân Đao? Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những dấu hiệu bên ngoài nào? Câu 4 : (1 điểm) Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau - A - U - X - G - G - X - G - A - A - U - X - G - X - Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên? Câu 5 : (3 điểm) Khi cho hai thứ lúa thuần chủng thân cao lai với thân thấp, F1 thu được 100% cây thân cao. a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 ? b) Cho cây F1 lai phân tích thu được kết quả như thế nào? PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 2013-2014 Môn: Sinh học - Lớp 9 Câu hỏi NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (2 điểm) - Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. 0,75 đ * Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến. Thường biến Đột biến - Chỉ làm biến đổi kiểu hình, không làm thay đổi vật chất di truyền (NST và ADN ). - Làm biến đổi vật chất di truyền (ADN và NST ) từ đó làm biến đổi kiểu hình. - Do tác động trực tiếp của môi trường sống. - Do tác động của môi trường ngoài hay môi trường trong của cơ thể - Không di truyền cho thế hệ sau. - Di truyền cho thế hệ sau. - Giúp cá thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống. - Phần lớn gây hại cho bản thân sinh vật. - Không phải là nguyên liệu của chọn giống do không di truyền. - Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống do di truyền được. 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 2 (2 điểm) - Qúa trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân TB tại các NST ở kỳ trung gian + ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách dần nhau ra + Mỗi mạch tổng hợp nên mạch mới từ các nuclêotit tự do trong môi trường nội bào + Kết quả từ 1 ADN mẹ cho ra 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ + Quá trình tự nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc: Khuôn mẫu, bổ sung (A - T; G - X và ngược lại), bán bảo toàn 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 3 (2 điểm) * Đặc điểm di truyền của bệnh nhân Đao: - Bộ NST có 3 NST ở cặp số 21 0,75 đ - Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những dấu hiệu bên ngoài: + Bé lùn, cổ rụt, + Má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra + Mắt hơi sâu và một mí + Ngón tay ngắn + Si đần bẩm sinh, không có con 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 4 (1 điểm) - T - A - G - X - X - G - X - T - T - A - G - X - G - 1,0 đ Câu 5 (3 điểm) a) Kết quả F1 thu được 100% cây thân cao nên tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp. - Quy ước: Gen A : Thân cao Gen a : Thân thấp 0,5 đ - Vậy cây thân cao thuần chủng : AA, cây thân thấp : aa 0,5 đ - Ta có sơ đồ lai Ptc: Thân cao X Thân thấp AA aa GP: A a F1: KG: 100% Aa KH: (100% Thân cao) 0,5 đ F1 x F1: Aa (Thân cao) x Aa (Thân cao) GF1: A , a A , a F2: KG : 1 AA : 2 Aa : 1 aa KH : 3 thân cao : 1 thân thấp 0,5 đ b) Cho cây F1 lai phân tích : P : Aa (Thân cao) x aa (Thân thấp) GP: A , a a F1: KG: 1Aa : 1aa KH: 50% Thân cao , 50% Thân thấp 0,5 đ 0,5 đ
File đính kèm:
- DE SINH 9 KY I 1314.doc