Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm học: 2011- 2012 môn: ngữ văn 12 (chương trình chuẩn) Trường Thpt Trần Phú Đề Số 1

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm học: 2011- 2012 môn: ngữ văn 12 (chương trình chuẩn) Trường Thpt Trần Phú Đề Số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
 ĐỀ SỐ 1

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học: 2011- 2012
Môn: Ngữ văn 12 (Chương trình chuẩn)
Thời gian: 90 phút (không kể chép đề)


 Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đặc điểm thơ của ông.
Câu 2 (7,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh:


“ …Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ 
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh 
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương…”.




 (Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, Văn học 12, tập một, NXB Giáo dục)


************HẾT **********

Giám thị không giải thích gì thêm.













BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
MÔN: Ngữ văn 12 (Chương trình chuẩn)
(Thời gian: 90 phút – không kể chép đề)

I. Mục tiêu đề kiểm tra:
 - Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12. Nội dung bài kiểm tra học kì: Làm văn nghị luận về văn học
 - Mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị luận văn học về tác giả, tác phẩm, đoạn trích thơ.
 - Hình thức kiểm tra tự luận.
Cụ thể:
 + Ôn lại các kiến thức và kĩ năng cơ bản về văn học sử từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX cụ thể là tác giả Nguyễn Khoa Điềm (kiến thức khái quát về tác giả và đoạn trích) và kiến thức về văn bản Sóng của Xuân Quỳnh; Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
+ Ôn lại kĩ năng nghị luận bài thơ, đoạn thơ và vận dụng thao tác vào làm bài nghị luận văn học. Chú ý các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận..
+ Xem lại những bài làm văn trước để tránh lỗi diễn đạt, lập luận còn vướng mắc. Chú ý ưu điểm, nhược điểm để rút kinh nghiệm.
II. Hình thức đề kiểm tra:
 Hình thức tự luận.
 III. Thiết lập ma trận:
Mức độ

Chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu
 Vận dụng 
Cộng



Vận dụng thấp
Vận dụng cao

1. Đoạn trích Đất Nước và tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Hiểu được kiến thức cơ bản về tác giả, đặc điểm sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm 
Nêu được kiến thức cơ bản:
- Tác giả: Năm sinh, mất, quê quán, nét chính về cuộc đời
- Đặc điểm thơ NKĐ.



Số câu 1, số điểm 3,0 tỉ lệ 30%
Số điểm: 1,5x100=1,5điểm 
Số điểm: 1,5x100=1,5 điểm 


Số câu 1, số điểm 3,0 tỉ lệ 30%
2. Nghị luận về đoạn thơ: Sóng của Xuân Quỳnh
Nghị luận về đoạn thơ: Nỗi nhớ và sự thuỷ chung trong tình yêu.
Xác định vấn đề nghị luận về đoạn thơ.
Có nhận thức đúng đắn nội dung nghệ thuật đoạn thơ trích trong bài Sóng của Xuân Quỳnh
Hiểu được đề tài, chủ đề khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ, giọng điệu tình cảm nhân vật trữ tình, những sáng tạo về ngôn ngữ, hình ảnh tiêu biểu của đoạn thơ: Nỗi nhớ và sự thuỷ chung trong tình yêu.
Vận dụng kiến thức kĩ năng về nghị luận đoạn thơ. Tích hợp kiến thức, kĩ năng về bài nghị luận bài thơ, đoạn thơ Vận dụng các thao tác lập luận trong bài nghị luận văn học, huy động kiến thức đã học trong bài khái quát và luật thơ để phát hiện nghị luận về đoạn thơ trong bài “Sóng” xây dựng được luận điểm , luận cứ và dẫn chứng xác thực.
Chú ý: liên kết trong bài viết. giữa đoạn trước và đoạn sau.

Số câu :1
Số điểm: 7,0 Tỉ lệ : 70%
Số điểm: 1,5x100=1,5 điểm
Số điểm: 1,5x100=1,5 điểm
Số điểm: 2x100=2,0 điểm
Số điểm: 2x100=2,0 điểm
Số câu :1
Số điểm: 7,0 Tỉ lệ : 70%
Tổng cộng:
Số câu: 2
Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100%
Số điểm 3,0 x100= 3,0 điểm

Số điểm
3,0 x100=
3,0 điểm
Số điểm:
2,0 x100= 2,0 điểm
Số điểm:
2,0 x100= 2,0 điểm
Số câu: 2
Số điểm: 10 x100= 10,0 điểm

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ:

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn 12 (Chương trình chuẩn). 
Năm học: 2011- 2012
Thời gian: 90 phút (không kể chép đề)

 Câu 1: (3,0 điểm): Em hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đặc điểm thơ của ông.
Câu 2: (7,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh:


“ …Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ 
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh 
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương…”.

 (Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Văn học 12, tập một, NXB Giáo dục)

V. HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).

 II. ĐÁP ÁN & THANG ĐIỂM:

Câu
Nội dung
Điểm
1









 Em hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đặc điểm thơ của ông.
3 điểm

- Vài nét về tác giả: Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943 tại thôn Ưu Điềm xã Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong một gia đình tri thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. 1964 ông tốt nghiệp khoa văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội ông về Nam hoạt động phong trào học sinh sinh viên thành phố Huế.. Sau ngày thống nhất ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ.
1,5đ

- Đặc điểm thơ: Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
1,5đ


2
 Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
“ …Con sóng dưới lòng sâu
…Hướng về anh - một phương…”.
7 điểm

a. Yêu cầu về kĩ năng:
 - Biết cách làm bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
 - Có luận điểm, luận cứ rõ ràng.
 - Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những kiến thức đoạn thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cơ bản phải đảm bảo được các ý cơ bản như sau:


 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ (xuất xứ, nguyên văn đoạn thơ), vấn đề cần phân tích nghĩ về sóng và thể hiện nỗi nhớ và sự chung thuỷ.
0,5 

2. Thân bài:
- Nhà thơ mượn hình ảnh con sóng vỗ không ngừng nghỉ nơi biển cả để cụ thể hoá nỗi nhớ, tình yêu thật mãnh liệt của mình. Nỗi nhớ đó như sóng biển, cũng tầng tầng lớp lớp đan xen nhau, nối tiếp nhau, thôi thúc. Một nỗi nhớ thường trực, liên tục, dù là đêm hay ngày, đến cả trong mơ vẫn nhớ (6 câu đầu)
2,5đ

- Nỗi nhớ trong Sóng còn là nỗi nhớ thuỷ chung. Quan trọng nhất là “phương anh”, dù ở đâu em cũng “hướng về”. Khổ thơ như một lời khẳng định và thách thức với hoàn cảnh, là dẫn chứng tiêu biểu nhất cho sự quyết liểt trong tình yêu của Xuân Quỳnh. (4 câu sau)
2,5đ

- Nghệ thuật:
+ Dùng thủ pháp đối lập: trên >< phương nam.
+ Sử dụng nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ “Con sóng” được nhắc lại nhiều lần.
+ Nhân cách hoá: “Con sóng nhớ bờ”, “Ngày đêm không ngủ”.
+ Cách nói ngược gây ấn tượng: “Xuôi về phương bắc”, “Ngược về phương nam”
1,0đ

3. Kết bài: Khái quát chung về nội dung và nghệ thuật khổ thơ 5+6 trong bài Sóng . Đoạn thơ đã thể hiện rất thành công nỗi nhớ, sự thuỷ chung của sóng và em. Đoạn thơ còn đọng mãi trong tâm trí của người đọc. 
0,5đ

Lưu ý: 
 - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.


Kí duyệt của tổ trưởng




Kí duyệt của BGH


















































Phân tích đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh.
 a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.	0,50
- Từ việc khám phá những trạng thái khác nhau của sóng, tác giả diễn tả các

cung bậc tình cảm của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới về
tình yêu – yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao.
- Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng tình yêu thường trực trong trái tim tuổi trẻ.
- Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng, dạt dào; nghệ thuật nhân hoá,
ẩn dụ, đối lập,...

- Đánh giá chung về đoạn thơ.




File đính kèm:

  • docde 11 khao sat hk I.doc