Đề kiểm tra chất lượng học kì II cho năm học: 2012 - 2013
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì II cho năm học: 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT NINH GIANG ----------o0o--------- ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2012 - 2013 Môn Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ BÀI Câu 1: ( 2 điểm ) Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn? Cho ví dụ minh hoạ. Câu 2: ( 2 điểm ) Xác định thể loại và nêu bật giá trị nội dung của văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (Ngữ văn 7, Tập II, SGK tr 99 Câu 3: (6 điểm) Tục ngữ có câu “ Thương người như thể thương thân”. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên ? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: ( 2 điểm ) Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn - Câu đặc biệt: Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Dùngcâu đặc biệt để xác định thời gian, nơi chốn của sự việc trong câu, liệt kê, thông báo sự việc, bộc lộ cảm xúc…( 0,5đ) - Còn câu rút gọn ( vốn đầy đủ thành phần chủ ngữ - vị ngữ) nhưng được lược bỏ một số thành phần câu (CN, VN hoặc C-V) làm cho câu ngắn gọn, tránh lặp từ…(0,5đ) Học sinh lấy được ví dụ minh hoạ, mỗi ví dụ 0,5đ Câu 2: ( 2 điểm ) + Thể loại của văn bản “Ca Huế trên sông Hương”: Bút kí (ghi chÐp l¹i mét nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá trên sông Hương - Huế) (1đ) + Giá trị nội dung: - Văn bản cho thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa. - Mỗi người cần có thái độ trân trọng và cùng có ý thức bảo tồn, phát triển những nét đẹp văn hoá ở Huế nói riêng và của đất nước nói chung. => 1 đ Câu 3: ( 6đ ) * Yêu cầu cần đạt: - Về kĩ năng: + Viết đúng thể loại văn nghị luận giải thích. + Bố cục rõ ràng ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, văn viết lưu loát - Về kiến thức : Cách trình bày có thể khác nhau nhưng học sinh cần phải nêu được các ý sau: 1) Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần ghị luận và nêu được cảm nhận ban đầu về vấn đề đó. 2) Thân bài: * Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”. - “Thân” là bản thân mình. “Thương thân”: theo lẽ thường, ai cũng thương thân mình: không làm gì để mình bị đau đớn, khổ sở, không muốn ai coi thường mình… - “Thương người”: yêu thương, quý mến, che chở, nâng đỡ… mọi người xung quanh. => Câu tục ngữ đưa nội dung “ thương người” lên trước và dùng lối so sánh để nhấn mạnh: ta yêu quý bản thân ta thế nào thì cũng thương yêu người khác như thế. Ta không muốn điều gì xảy đến với bản thân thì cũng không mong muốn hoặc đừng làm điều tương tự với người khác. Biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống… * Lý giải tại sao chúng ta cần yêu thương mọi người như yêu thương bản thân mình: - Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn. - Thương người tức là giúp đỡ, tạo điều kiện cho người khác sống tốt đẹp hơn, chia sẻ vui buồn với mọi người tức là ta cũng nhận lại được tình thương yêu, quý mến mà mọi người giành cho mình. - Một xã hội mọi người biết yêu thương nhau là xã hội bền vững… * Cần làm gì để thực hiện lời dạy trên: - Biết thương người từ những việc bình dị hàng ngày: quyên góp tiền giúp đỡ bạn nghèo , phong trào tấm áo mùa xuân , mua tăm tre ủng hộ người mù - Biết lên án những việc làm thể hiện thói vô cảm, coi thường đồng loại… => Bài viết cần kết hợp giải thích với những dẫn chứng hợp lý. 3) Kết bài: - Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là mối quan trọng hàng đầu. - Tinh thần tương thân tương ái là nét nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta. - Trong thời đại ngày nay, tinh thần nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại. BIỂU ĐIỂM - Điểm 5 -6 Bài làm hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, nghị luận sắc, đủ nội dung trên. -Điểm 4 Bài làm hoàn chỉnh, nêu rõ nội dung nhưng diễn đạt chưa thật trôi chảy. - Điểm 2, 3: Bài viết phần nào nêu được nội dung nhưng dùng từ chưa thật chọn lọc, thiếu liên kết. - Điểm 1: bài viết sơ sài chưa rõ ý, bố cục chưa rõ ràng sai nhiều lỗi chính tả , ngữ pháp. - 0 điểm : lạc đề - hs không viết được gì.
File đính kèm:
- De ngu van 7de 8.doc