Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Ngữ văn 9

doc5 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường..................................... Đề kiểm tra chất lượng học kì II
Họ và tên.................................. Môn: Ngữ văn 9
Lớp........................................... Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
	
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
	Trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền vào chỗ trống hoặc khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong bốn câu trả lời sau mỗi câu hỏi.
1. Điều gì không được nhắc tới trong sáu câu thơ đầu của bài "Mùa xuân nho nhỏ"?
A - Dòng sông xanh
B - Bông hoa tím biếc
C - Chim chiền chiện
D - Gió xuân
2. Người cầm súng và người ra đồng đại diện cho những người nào?
A - Người miền xuôi và người miền ngược
B - Người miền Nam và người miền Bắc
C - Bộ đội và công nhân
D - Người chiến đấu và người sản xuất
3. Bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh viết về chủ đề nào?
A - Cảnh sắc nông thôn Vệt Nam
B - Cảnh sắc miền núi Việt nam
C - Cảnh sắc đất trời khi sang thu
D - Cảnh sắc những thành phố Việt Nam 
4. Dòng nào nêu đủ và đúng nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ "Sang thu"?
A - Ngôn ngữ trong sáng cô đọng
B - Lời thơ tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm
C - ý thơ hàm súc, chứa chan tình cảm
D - Hình ảnh chọn lọc, gợi tình cảm nhiều hơn tả thực
5. Dòng nào gồm các từ ngữ thể hiện rõ nhất những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển của đất trời khi sang thu?
A - Phả vào, chùng chình, dềnh dàng, vội vã
B - Hương ổi, mây mùa hạ, hàng cây đứng tuổi
C - Gió, sông, chim, nắng, mưa, sấm
D - Bỗng, hình như, bao nhiêu, bất ngờ
6. Phần in đậm trong câu văn “Sát bên bờ của dải đất lở dốc đứng bên này, một đám đông khách đợi đò đứng nhìn sang” là thành phần gì?
A – Khởi ngữ
B – Bộ phận kết nối câu với câu trước nó
C – Thành phần chủ ngữ của câu
D - Thành phần trạng ngữ của câu
7. Dòng nào có thể điền vào cả hai chỗ trống trong câu: /... / được dùng để bổ sung 
 một số chi tiết cho nội dung chính của câu. /.../ Thường đượcđặt giữa hai dấu 
 gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với 
 một dấu phẩy.
A – Thành phần tình thái
B – Thành phần phụ chú
C – Thành phần gọi - đáp
D – Thành phần cảm thán
8.Yêu cầu nào không cần thiết khi viết bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ?
A - Bố cục bài viết mạch lạc
B - Các ý liên kết chặt chẽ
C - Lời văn gợi cảm, chân thành
D - Ngôn ngữ thật chau chuốt, bóng bẩy

Phần II: Tự luận (8 điểm)
	Phân tích xung đột kịch trong tác phẩm “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng để làm rõ quá trình chuyển biến của nhân vật Thơm theo cách mạng.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................	
	 Đáp án – biểu điểm
môn: Ngữ văn 9

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) – Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
D
C
B
A
D
B
D

Phần II: Tự luận (8 điểm)
- Bài viết phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Hình thức: Bài viết sạch đẹp, đúng thể loại, văn phong mạch lạc, có cảm xúc, có bố cục ba phần, lập luận chặt chẽ, luận điểm đầy đủ, rõ ràng.
+ Nội dung:
* Mở bài: (1 điểm)
“Bắc Sơn” là vở kịch đầu tiên về đề tài cách mạng của Nguyễn Huy Tưởng, được công diễn năm 1946, những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám.
Vở kịch thành công ở việc tạo dựng xung đột kịch qua các tuyến nhân vật khác nhau, làm rõ quá trình chuyển biến của nhân vật Thơm theo cách mạng.
* Thân bài: (6 điểm)
1.Tổng:
a. Tóm tắt diễn biến chính của vở kịch.
b. Giới thiệu đoạn trích: xung đột cao trào có ý nghĩa quyết định để nhân vật Thơm nhận rõ bộ mặt Việt gian của Ngọc – chồng cô, kiên quyết và mưu trí bảo vệ cán bộ bị kẻ thù truy đuổi.
2.Phân:
a. Thái độ nghi ngờ của Thơm về ngọc:
+ Thái độ được thể hiện qua màn đối thoại giữa hai vợ chồng Thơm – Ngọc. Ngôn ngữ giàu kịch tính và hành động kịch được tổ chức chặt chẽ cho thấy rạn nứt trong niềm tin của Thơm với chồng. Nhưng Thơm vẫn còn ngây thơ hi vọng không phải là sự thật.
+ Sự gian ngoan, xảo quyệt và hèn nhát của Ngọc (tránh ánh mắt của Thơm, vu vạ cho giáo Thái là Việt gian,...). Bên cạnh đó là tâm địa xấu xa, cơ hội, loá mắt vì đồng tiền nhơ bẩn mà làm tay sai cho kẻ thù.
+ Nỗi đau khổ và ân hận của Thơm
b. Tình huống kịch tính:
+ Thái và Cửu – hai chiến sĩ Bắc Sơn bị kẻ thù truy đuổi chạy nhầm vào nhà Thơm
+ Cách sử trí tình huống: Cửu nôn nóng, nghi ngờ Thơm trong khi Thái tỏ rõ sự điềm tĩnh tin tưởng vào phẩm chất của Thơm.
+ Thơm xúc động và lo lắng trước tình thế nguy nan của hai chiến sĩ, quyết che chở họ như người em gái ân cần.
c. Thơm đối phó với Ngọc:
+ Cuộc đối thoại thể hiện rõ sự khôn khéo nhằm che mắt tên Việt gian lợi hại, nhưng ngoài mặt lại tỏ vẻ ân cần với người vợ vô tư trước việc làm của chồng.
+ Thơm tìm cách cảnh tỉnh Ngọc nhưng không thay đổi được tham vọng điên cuồng đã thành bản chất của Ngọc.
+ Bằng hành động mưu trí, Thơm đã tỏ rõ tấm lòng với cách mạng, không do dự như trước, đứng hẳn về những người khởi nghĩa.
3. Hợp:
a. Đánh giá về ý nghĩa tình huống kịch
b. Sự thành công của nhà văn trong việc tạo dựng tính cách nhân vật sinh động, tự nhiên để giúp hiểu hơn về tấm lòng của nhân dân với cách mạng trong giờ phút nguy nan.
C. Kết bài: (1 điểm)
Thành công của tác phẩm cũng là nền tảng phát triển cho kịch về đề tài cách mạng. Đặc biệt, giá trị của vở kịch đã tạo được niềm tin cho nhân dân vào cách mạng trong những ngày chính quyến cách mạng còn non trẻ.

 

File đính kèm:

  • docDE THI HOC KI NGU VAN 9.doc
Đề thi liên quan