Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn: ngữ văn - Khối: 10 – niên học: 2007 – 2008

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn: ngữ văn - Khối: 10 – niên học: 2007 – 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 10 – NIÊN HỌC: 2007 – 2008
THỜI GIAN: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Đề A


Câu 1: (2đ)
Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Cho một ví dụ. (1đ)
Nêu chủ đề đoạn thơ “Trao duyên” (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du). (1đ)
Câu 2: (2đ)
Để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”, anh (chị) hãy viết đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) xoay quanh về một khía cạnh của đề tài đó là: chống hiện tượng nói tục, chửi thề. 
Câu 3: (6đ)
“Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn ở chung nhà và kết cuộc biến thành một ông chủ khó tính”. Anh (chị) hiểu và suy nghĩ gì về điều đó?


Tên: ……………………………………………………… - Lớp: …………


……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………





 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 10 – NIÊN HỌC: 2007 – 2008
THỜI GIAN: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ B


Câu 1: (2đ)
Nêu những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật? Cho một ví dụ. (1đ)
Nêu chủ đề đoạn thơ “Nỗi thương mình” (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du). (1đ)
Câu 2: (2đ)
Để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”, anh (chị) hãy viết đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) xoay quanh về một khía cạnh của đề tài đó là: biết nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi”. 
Câu 3: (6đ)
Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. 
Anh (chị) hiểu và suy nghĩ như thế nào về điều đó?


Tên: ……………………………………………………… - Lớp: …………






ĐÁP ÁN

Đề A


Câu 1: (2đ)
Cââu a: (1đ)
- Nêêu đúng khái niệm của ngôn ngữ nghệ thuật (theo sách giáo khoa) (0,5đđiểm).
- Cho đúng ví dụ (0,5đđiểm).
Câu b: (1đ)
- Ghi nhớ sách giáo khoa Ngữ Văn 10 – tập II – trang 106.
Câu 2: (2đ) HS viết đoạn văn về một vấn đề xã hội với các yêu cầu cần được đáp ứng như sau:
Kĩ năng: Đoạn văn có giới hạn số câu; bố cục rõ; diễn đạt lập luận mạch lạc; có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
Nội dung: Trình bày được các ý cơ bản (Mỗi ý 1đ)
+ Nhận thức về những nguyên nhân dẫn đến biểu hiện thói quen: nói tục, chửi thề.
+ Chính kiến của bản thân về thói quen tiêu cực đó.
@ Lưu ý: 
+ HS có thể trình bày vấn đề với nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng phải nhận thức đúng vấn đề và đáp ứng đủ các yêu cầu về diễn đạt.
+ Nếu bài làm có nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp thì cho không quá 1,5 điểm. 
 Câu 3: (6đ)
@ Yêu cầu:
Nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội.
Nội dung đặc sắc, sáng tạo.
Biệt cách thể hiện tư duy, cảm nhận riêng, nhưng phải bám sát theo yêu cầu cuả đề bài.
Bố cục mạch lạc, rõ ràng.
Diễn đạt tốt, hành văn đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả……
@ Nội dung: Có thể trình bày được các ý cơ bản như sau:
Giải thích: Khách qua đường? Người bạn thân ở chung nhà? Ông chủ khó tính?
à Quá trình hình thành và phát triển của thói hư tật xấu? à Ý nghĩa tác dụng?
Bài học?
@ Biểu điểm:
Điểm 6: Hiểu rõ và đáp ứng tốt yêu cầu cuả đề bài; nội dung đặc sắc, sáng tạo, thể hiện tư duy, cảm nhận riêng; bố cục rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 5: Hiểu rõ và đáp ứng tốt yêu cầu cuả đề bài; nội dung đủ ý, sáng tạo, thể hiện tư duy, cảm nhận và quan điểm rõ ràng; bố cục rõ ràng, hợp lí; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc; không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp (1 -2 lỗi).
Điểm 4: Hiểu và đáp ứng khá tốt yêu cầu cuả đề bài; bài làm có đôi chỗ thể hiện tư duy, cảm nhận tốt; bố cục tương đối rõ ràng; diễn đạt khá mạch lạc, có cảm xúc; có thể mắc 3-4 lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3: Hiểu và đáp ứng được yêu cầu cuả đề bài nhưng chưa sâu; nội dung có đôi chỗ còn sơ sài, thiếu chi tiết; bố cục tương đối rõ ràng, diễn đạt được; có thể mắc 4-5 lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu cuả đề bài; nội dung lan man; tư tưởng tình cảm có những biểu hiện sai lệch; bố cục chưa rõ; diễn đạt còn lung túng, ý rời rạc; mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 1: Không hiểu và không đáp ứng yêu cầu cuả đề bài; sai kiến thức, lạc đề; tư tưởng tình cảm có những biểu hiện sai lệch; không có bố cục; không biết cách diễn đạt ý; mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 0: Để giấy trắng.
@ Lưu ý:
Những bài chép lại gần như nguyên vẹn một tài liệu nào đó (như văn mẫu), chỉ được xem xét cho ở mức điểm trung bình là cao nhất.
Khuyến khích những bài làm có sự cảm thụ và diễn đạt tinh tế, có sự sáng tạo trong quá trình tư duy.
Ưu tiên cho những bài làm đạt yêu cầu chữ viết, trình bày sạch, đẹp.









ĐÁP ÁN

Đề B


Câu 1: (2đ)
Cââu a: (1đ)
- Nêêu đúng ba đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật (theo sách giáo khoa) (0,5đđiểm).
- Cho đúng ví dụ (0,5đđiểm).
Câu b: (1đ)
- Ghi nhớ sách giáo khoa Ngữ Văn 10 – tập II – trang 108.
Câu 2: (2đ) HS viết đoạn văn về một vấn đề xã hội với các yêu cầu cần được đáp ứng như sau:
Kĩ năng: Đoạn văn có giới hạn số câu; bố cục rõ; diễn đạt lập luận mạch lạc; có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
Nội dung: Trình bày được các ý cơ bản (Mỗi ý 1đ)
+ Đối vơiù học sinh, lời nói cảm ơn và xin lỗi là cách thể hiện sự văn minh, lịch thiệp. Cuộc sống có biết bao nhiêu điều cần lời cảm ơn và xin lỗi. Tập làm quen với cảm ơn và xin lỗi là để hình thành nếp sống có văn hóa.
+ Trong giao tiếp, khi nói lời cảm ơn và xin lỗi là tự đáy lòng đã dâng lên niềm vui sướng và hạnh phúc của tình cảm chân thật nhất. Cảm giác ấy sẽ càng nhân lên gấp bội khi hàng ngày chúng ta trao cho nhau những lời nói chân thành, lịch thiệp: cảm ơn và xin lỗi có giá trị ý nghĩa thiết thực nhất. 
@ Lưu ý: 
+ HS có thể trình bày vấn đề với nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng phải nhận thức đúng vấn đề và đáp ứng đủ các yêu cầu về diễn đạt.
+ Nếu bài làm có nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp thì cho không quá 1,5 điểm. 
 Câu 3: (6đ)
@ Yêu cầu:
Nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội.
Nội dung đặc sắc, sáng tạo.
Biệt cách thể hiện tư duy, cảm nhận riêng, nhưng phải bám sát theo yêu cầu cuả đề bài.
Bố cục mạch lạc, rõ ràng.
Diễn đạt tốt, hành văn đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả……
@ Nội dung: Có thể trình bày được các ý cơ bản như sau:
Thế nào là có tài, có đức?
Tại sao nói có tài mà không có đức là người vô dụng?
Tại sao nói có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?
Mối quan hệ giữa tài và đức? à Bài học? 
@ Biểu điểm:
Điểm 6: Hiểu rõ và đáp ứng tốt yêu cầu cuả đề bài; nội dung đặc sắc, sáng tạo, thể hiện tư duy, cảm nhận riêng; bố cục rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 5: Hiểu rõ và đáp ứng tốt yêu cầu cuả đề bài; nội dung đủ ý, sáng tạo, thể hiện tư duy, cảm nhận và quan điểm rõ ràng; bố cục rõ ràng, hợp lí; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc; không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp (1 -2 lỗi).
Điểm 4: Hiểu và đáp ứng khá tốt yêu cầu cuả đề bài; bài làm có đôi chỗ thể hiện tư duy, cảm nhận tốt; bố cục tương đối rõ ràng; diễn đạt khá mạch lạc, có cảm xúc; có thể mắc 3-4 lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3: Hiểu và đáp ứng được yêu cầu cuả đề bài nhưng chưa sâu; nội dung có đôi chỗ còn sơ sài, thiếu chi tiết; bố cục tương đối rõ ràng, diễn đạt được; có thể mắc 4-5 lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu cuả đề bài; nội dung lan man; tư tưởng tình cảm có những biểu hiện sai lệch; bố cục chưa rõ; diễn đạt còn lung túng, ý rời rạc; mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 1: Không hiểu và không đáp ứng yêu cầu cuả đề bài; sai kiến thức, lạc đề; tư tưởng tình cảm có những biểu hiện sai lệch; không có bố cục; không biết cách diễn đạt ý; mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 0: Để giấy trắng.
@ Lưu ý:
Những bài chép lại gần như nguyên vẹn một tài liệu nào đó (như văn mẫu), chỉ được xem xét cho ở mức điểm trung bình là cao nhất.
Khuyến khích những bài làm có sự cảm thụ và diễn đạt tinh tế, có sự sáng tạo trong quá trình tư duy.
Ưu tiên cho những bài làm đạt yêu cầu chữ viết, trình bày sạch, đẹp.

File đính kèm:

  • docDe thi khoi 10 - HKII - CTChuan.doc
Đề thi liên quan