Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn: ngữ văn lớp 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn: ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề Câu 1: Khởi ngữ là gì? Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ nào? Hãy cho ví dụ. (2 điểm) Câu 2: Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn văn sau và cho biết nội dung của hàm ý. (1 điểm) Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giã vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm” con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. (Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà) Câu 3: Hãy chép lại nguyên văn khổ thơ đầu trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.Bài thơ này được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào? (1 điểm) Câu 4: Phân tích hình ảnh người chiến sĩ trong bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. (6 điểm) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM HS trả lời được Câu 1(2 điểm) Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. (1 điểm) Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ “về”, “đối với” (0,5 điểm) HS cho ví dụ đúng. (0,5 điểm) Câu 2(1 điểm) Câu chứa hàm ý trong đoạn trích: - Cơm chín rồi! (0,5 điểm) Hàm ý của câu: Mời ba vô ăn cơm. (0,5 điểm) Câu 3(1 điểm) Khổ thơ đầu trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác, Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” - HS chép đúng nguyên văn không sai từ nào. (0,5 điểm) - Bài thơ được tác giả sáng tác vào năm 1976, trong chuyến tác giả đi cùng đồng bào, chiến sĩ miền Nam ra thăm lăng Bác. (1 điểm) Câu 4(6 điểm) Yêu cầu HS nêu và phân tích được các ý cơ bản sau: - Người chiến sĩ lái xe phải hoạt động trong hoàn cảnh ác liệt của cuộc chiến tranh “Bom giật, bom rung kính vỡ mất rồi”. Và chính trong hoàn cảnh đó, người chiến sĩ lái xe càng bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của mình. Đó là: 1. Tư thế hiên ngang, ung dung. 2. Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm. Dường như những gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh không làm ảnh hưởng mảy may đến tinh thần của họ qua các hình ảnh thơ trong hai khổ thơ 3 và 4. 3. Họ là những chàng trai trẻ, vui nhộn, hồn nhiên, lạc quan. - Phân tích các hình ảnh thơ “Cười ha ha”, “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”… 4. Sức mạnh của người chiến sĩ bắt nguồn từ lòng yêu nước nồng nhiệt, ý chí vì miền Nam thân yêu: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.” * Lưu ý: HS cần phân tích được các yếu tố nghệ thuật của bài thơ: Hình ảnh thơ rất thực, ngôn ngữ thơ giản dị, giọng thơ ngang tàn, dí dỏm, cấu trúc lặp: “ừ thì”, “chưa cần” góp phần thể hiện thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, hiểm nguy của người chiến sĩ. Biểu điểm: + Điểm 5,5 – 6: Bài làm có mở bài kết và bài tốt. Phần nội dung đáp ứng được hầu hết các ý: Viết mạch lạc, có cảm xúc, dùng từ chọn lọc, chính xác, dẫn chứng sâu sắc, bố cục hợp lí, sai ít lỗ chính tả. + Điểm 4,5 – 5: Bài làm có mở bài và kết bài khá. Phần nội dung đáp ứng được ¾ ý. Viết mạch lạc, dùng từ chính xác, bố cục hợp lí. Sai không quá 5 lỗi chính tả, ngữ pháp. + Điểm 3,5 – 4: Bài làm đáp ứng khoảng ½ số ý. Dẫn chứng còn hời hợt, dùng từ còn thiếu chọn lọc. Sai không quá 7 lỗi chính tả, ngữ pháp. + Điểm 2,5 – 3: Bài làm chưa hoàn chỉnh. Nội dung còn nghèo, thiếu mạch lạc. Sai nhiều lỗi chính tả ngữ pháp. + Điểm 1 – 2: Những trường hợp còn lại.
File đính kèm:
- De thi hoc ki 2 nam hoc 2008 2009.doc