Đề kiểm tra chất lương học kì II - Môn: Sinh học 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lương học kì II - Môn: Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ubnd huyện than uyên phòng giáo dục và đào tạo Đề chính thức Đề kiểm tra chất lương học kì II môn :sinh học 9 Thời gian làm bài : 45 phút Năm học : 2008-2009 Điểm Lời phê của thầy cô giáo Đề Bài Câu 1(2,0điểm): Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào? Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 2( 2,0 điểm): Thế nào là quần thể sinh vật, cho ví dụ. Nêu tên các đặc trưng cơ bản của quần thể? Câu3( 2,0điểm): Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng. Nêu ít nhất 6 biện pháp chính để bảo vệ các hệ sinh thái rừng? Câu 4(2,0 điểm): Thế nào là một hệ sinh thái? Hãy vẽ 1 lưới thức ăn trong đó có các sinh vật sau: Cây cỏ, sâu ăn lá cây, chim sâu, chuột, dê, chim cắt, hổ, cầy. Câu 5(2,0 điểm): Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào? Bài làm ... ubnd huyện than uyên phòng giáo dục và đào tạo Đề chính thức Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn :sinh học 9 Thời gian làm bài : 45 phút Năm học : 2008-2009 Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 - Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần, như tài nguyên khoáng sản. 0,5 - Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu được quản lí tốt, như tài nguyên đất,nước, sinh vật,biển và tài nguyên nông nghiệp. 0,5 - Chúng ta phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. - Chúng ta cần phải sử dụng hợp lí để vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ con cháu mai sau. 0,5 0,5 2 - Quần thể sinh vật bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. 1,0 - Ví dụ: Các cá thể cá chép sống trong ao,... 0,25 - Các đặc trưng cơ bản của quần thể: 1. Tỉ lệ giới tính 2. Thành phần nhóm tuổi 3. Mật độ quần thể 0,25 0,25 0,25 3 - Bảo vệ hệ sinh thái rừng là bảo vệ môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Hệ sinh thái rừng được bảo vệ sẽ góp phần điều hoà khí hậu, giữ cân bằng sinh thái củaTrái Đất. 0,5 - Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng: + Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp. + Trồng rừng + Phòng cháy rừng + Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư + Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng + Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4 - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sinh sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. 1,0 - Lưới thức ăn có các sinh vật: Cây cỏ, sâu ăn lá cây, chim sâu, chuột, dê, chim cắt, hổ, cầy. Hổ Chim cắt Cầy Chim sâu Dê Sâu ăn Chuột lá cây Cây cỏ 1,0 5 - Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. 0,5 - Cơ chế điều hoà mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xuống thấp hoặc tăng cao, nhờ đó duy trì trạng thái cân bằng quần thể. 0,5 - Khi mật độ cá thể quá cao, điều kiện sống suy giảm, trong quần thể xuất hiện những dấu hiệu làm giảm số lượng cá thể như hiện tượng di cư của một bộ phận cá thể trong quần thể, giảm khả năng sinh sản và mắn đẻ của cá thể cái, giảm mức sống sót của các cá thể non và già; 0,5 - Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp nhất định, quần thể có thể điều chỉnh số lượng theo hướng ngược lại, khả năng sinh sản và khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể tăng cao hơn. 0,5
File đính kèm:
- De sinh chinh thuc 9.doc