Đề kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2008 – 2009 môn: sinh học 7

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2008 – 2009 môn: sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND xã Hiệp Đức 	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	Trường THCS Hiệp Đức 	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKII NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN: SINH HỌC 7
Thời gian làm bài: 60 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1: Vẽ và chú thích đầy đủ sơ đồ cấu tạo não thỏ (2.0 điểm)
Câu 2: Trình bày xu hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống (2.0 điểm)Câu 3: Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của lưỡng cư thích nghi với môi trường sống trên cạn và dưới nước (2.0 điểm)
Câu 4: Nêu đặc điểm cơ bản của bộ linh trưởng . Đặc điểm chung của lớp thú (2.0 điểm)
Câu 5: Động vật có những hình thức sinh sản nào? Nêu khái niệm các hình thức đó? (2.0 điểm)
UBND xã Hiệp Đức 	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	Trường THCS Hiệp Đức 	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
MÔN: SINH HỌC 7
Câu 1: 
Vẽ đẹp + chú thích hình đầy đủ 2.0 điểm
Câu 2:
Xu hướng tiến hoá ở động vật có xương sống là quá trình chuyển hóa từ nước lên cạn, động vật có xương sống dần dần hoàn chỉnh hệ tuần hoàn.
-Từ chỗ có một vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn (cá,…) => vòng tuần hoàn thứ hai với sự hô hấp bằng phổi (lưỡng cư ).
=>Tim 3 ngăn với vách ngsn8 hụt ở tâm thất (bò sát ).
=>Cuối cùng là tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Câu 3:
-Đặc điểm ở cạn :
 + Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra tiết ra, tai có màng nhĩ.
 + Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt.
-Đặc điểm ở dưới nước:
 + Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
 + Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu.
 + Da trần phủ chất nhày và ẩm.
 + Chi sau có màng bơi.
Câu 4: 
-Đặc điểm cơ bản của bộ linh trưởng :
 + Đi bằng hai chân.
 + Bàn tay, bàn chân có 5 ngón.
 + Ngón cái nằm d-ối diện các ngón còn lại => thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo 
 + Aên tạp .
-Đặc điểm chung của lớp thú 
 + Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất 
 + Có lông mao, bộ răng phân hoá 3 loại 
 + Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt 
Câu 5:
-Hình thức sinh sản động vật:
 + Sinh sản vô tính : sinh đôi, mọc chồi và tái sinh 
 + Sinh sản hữu tính : cá thể đơn tính và cá thể lưỡnh tính
-Khái niệm :
 + Sinh sản vô tính lá không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái 
 + Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái tạo thành hợp tử
UBND xã Hiệp Đức 	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	Trường THCS Hiệp Đức 	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKII NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN: SINH HỌC 8
Thời gian làm bài: 60 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1: Chuyển hoá gồm những quá trình nào? Vì sao nơi chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của cuộc sống ? (2.0 điểm )
Câu 2: Trình bày sự tao thành và bài tiết nước tiểu? Thành phần nước tiểu đầu khác với máu như thế nào? (2.0 điểm )
Câu 3: Mô tả cấu tạo cầu mắt và màng lưới. Trình bày quá trình thu nhận ánh sáng ở cơ quan phân tích thị giác . (2.0 điểm )
Câu 4: Ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ? Em hãy đề ra kế hoạch cho bản thân để đảm bảo sức khoẻ cho học tập. (2.0 điểm )
Câu 5: Chú thích đầy đủ sơ dồ sau đây : (2.0 điểm )
UBND xã Hiệp Đức 	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	 Trường THCS Hiệp Đức 	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
MÔN: SINH HỌC 8
Câu 1: 
-Chuyển hoá gồm 2 quá trình :
 + Đồng hoá 
 + Dị hoá
Vì : Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bắt nguồn từ sự chuyển động trong cơ thể
Câu 2: 
-Sự tạo thành nước tiểu :
 + Quá trình lọc máu : ở cầu thận => tạo ra nước tiểu đầu
 + Quá trình hấp thụ lại ở ống thận 
 + Quá trình bài tiết :
Hấp thụ lại chất cần thiết
Bài tiết chất thừa, chất thải
Tạo thành nước tiểu chính thức 
-Sự bài tiết nước tiểu :
 + Nước tiểu chính thức => bể thận => ống dẫn nước tiểu => tích luỹ ở bóng đái => ống đái => ra ngoài 
-Nước tiểu đầu khác máu vì nước tiểu đầu không có tế bào và protêin
Câu 3:
-Cấu tạo cầu mắt gồm:
 + Màng bọc:
Màng cứng : phía trước là màng giác
Màng mạch : phía trước là lòng đen
Màng lưới : tế bào nón và tế bào que 
-Màng lưới gồm :
 + Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
 + Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu
 + Điểm vàng : là nơi tập trung tế bào nón
 + Điểm mù : không có tế bào thụ cảm thị giác
-Sự tao ảnh ở màng lưới :
 + Ánh sáng phản chiếu từ vật - > môi trường trong suốt - > màng lưới => tạo 1 ảnh thu nhỏ lộn ngược - > kích thích tế bào thụ cảm - > dây thần kinh thị giác - > vùng thị giác
Câu 4:
Ý nghĩa sinh học đối với giấc ngủ:
Ngủ là quá trình ức chế của bộ não đảm bảo sự phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh .
- Kế hoạch của bản thân 
Câu 5: A. Tai ngồi B. Tai giửa C. Tai trong 
 1.Vành tai 2. ống tai 3. Màng nhĩ . 
 4.Chuỗi xương tai 5. Vịi nhĩ 6. Ốc tai 
 7. Ống bán khuyên .
UBND xã Hiệp Đức 	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	Trường THCS Hiệp Đức 	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKII NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian làm bài: 60 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1: Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng gì? Giải thích nguyên nhân?(2.0 điểm )
Câu 2: Tìm ví dụ về quan hệ hỗ trợ và đối địch. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?(2.0 điểm )
Câu 3: Phân biệt nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh. Đời sống sinh vật chịu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào? (2.0 điểm)
Câu 4: Khái niệm quần thể sinh vật? Quần xã sinh vật? Phân biệt quần thể và quần xã dựa vào đặc điểm cơ bản nào? (2.0 điểm )
Câu 5: Hệ sinh thái bao gồm những thành phần nào? Trong hệ sinh thái gồm các sinh vật: thực vật, sâu, ếch, dê, thỏ, hổ, báo, đại bàng, rắn, gà, châu chấu, sinh vật phân huỷ. Hãy thành lập lưới thức ăn. (2.0 điểm )
UBND xã Hiệp Đức 	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	Trường THCS Hiệp Đức 	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
MÔN: SINH HỌC 9
Câu 1:
-Gây nên hiện tượng thoái hoá.
	VD: Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ đồng hợp giảm=> đồng hợp trội và đồng hợp lặn bằng nhau mà gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu và có thể gây hại khi ở thể dị hợpkhông dược biểu hiện nên khi gặp nhau thì biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 2:
-VD:
 + Cộng sinh: Tảo và nấm trong địa y.
 + Hội sinh: Cá ép và rùa, địa y bám trên cành cây.
 + Cạnh tranh: Lúa và cỏ dại, dê và bò.
 + Kí sinh: Rận và ve kí sinh trên trâu, bò, chó. Giun đũa kí sinh trong cơ thể người.
 + Sinh vật ăn sinh vật khác: Hươu, nai, hổ, cây nắp ấm và côn trùng.
-Điều kiện:
 + Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tai nỏi có đặc tính hoặc thể tích hợp lí và có nguồn sống đầy đủ.
 + Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn
Câu 4:
Khái niệm:
-Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài sinh sống trong khoảng không gian nhât71 định, có khả năng sinh sống với nhau để sinh sản.
-Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
-Phân biệt quần thể và quần xã:
QUẦN THỂ
QUẦN XÃ
1.Thành phần
sinh vật
2.Thời gian sống
3.Mối quan hệ
-Tập hợp cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh.
-Sống trong cùng một thời gian.
-Chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở và đặc biệt là sinh sản=> đảm bảo tồn tại.
-Tập hợp các quần thể khác loài cùng chung sống trong một sinh cảnh 
-Được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài
-Mối quan hệ sinh sản trong quần thể
-Mối quan hệ giữa các quần thể thành một thể thống nhấtnhờ quan hệ sinh thái hỗ trợ và đối địch
Câu 3: 
*Phân biệt nhân tố vô sinh và hữu sinh:
 -Nhân tố vô sinh: + Khí hậu 
 + Nước
 + Địa hình, thổ nhưỡng,…
 -Nhân tố hữu sinh:+ Nhân tố sinh vật 
 + Nhân tố con người 
Tác động tích cực 
Tác động cực
*Nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sinh vật khác. 
*Tập tính sinh vật phụ thuộc vào nhân tố: nhiệt độ, môi trường.
Câu 5:
-Thành phần của hệ sinh thái:
 + Nhân tố vô sinh
 + Sinh vật sản xuất
 + Sinh vật tiêu thụ 
 + Sinh vật phân giải
-Lưới thức ăn:
 Châu chấu	 Ếch 	Rắn
 Sâu 	gà 
 Thực vật 
 Dê 	hổ
 Thỏ cáo	Đại bàng
 Sinh vật phân hủy
( Học sinh cĩ thể thành lập dưới dạng lưới thức ăn khác )

File đính kèm:

  • docDe thi hk 2 sinh 7,8,9.doc
Đề thi liên quan