Đề kiểm tra chất lượng học kì một - Khối 9 môn Sinh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì một - Khối 9 môn Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các chủ đề chính Mức độ kiến thức kĩ năng Tổng Biết Hiểu Vận dụng Các thí nghiệm của Menđen Qui ước gen (0,5 đ) Viết được sơ đồ lai (1,5 đ) Biện luận để tìm kiểu gen (1,0 đ) 3,0 đ Nhiễm sắc thể Tính số đợt nguyên phân, số tế bào con, tìm bộ NST lưỡng bội (1,0 đ) 1,0 đ ADN và gen Trình bày được quá trình tự nhân đôi của ADN và tổng hợp ARN (1,5đ) Bài tập về ADN và ARN (1,5 đ) 3,0 đ Biến dị Lập được sơ đồ tạo ra thể một nhiễm và thể ba nhiễm (1,5 đ) Giải thích được cơ chế tạo ra thể một nhiễm và thể ba nhiễm (1,5 đ) 3,0đ Tổng cộng 3,5 đ 35% 3,0 đ 30% 3,5 đ 35% 10,0đ 100% MÔN SINH HỌC 9 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ MỘT- KHỐI 9 Năm học: 2012 – 2013 A/ MA TRẬN ĐỀ: B/ ĐỀ RA: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ MỘT Mã đề: 01 Môn: SINH HỌC 9. Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1,0 điểm) Có 2 tế bào sinh dưỡng (2n = 24) nguyên phân 2 lần liên tiếp. Sau nguyên phân tạo ra mấy tế bào con? Tính số NST có trong các tế bào con? Câu 2: (3,0 điểm) a) Trình bày quá trình tự nhân đôi của ADN? b) Phân tử mARN có 1500 ribôNuclêôtit. Xác định số lượng nuclêôtit của gen tổng hợp nên phân tử mARN nói trên? Tính khối lượng, số vòng xoắn và chiều dài của gen tổng hợp nên phân tử mARN nói trên? Câu 3: (3,0 điểm) Loài bông có 2n = 52 NST. Hãy lập sơ đồ và giải thích cơ chế tạo ra thể một nhiễm và thể ba nhiễm ở cây bông? Câu 4: (3,0 điểm) Ở cà chua tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Cho giao phấn giữa cây cà chua thân cao thuần chủng với cây cà chua thân thấp, thu được F1. Khi cho các cây cà chua F1 tự thụ phấn, thu được F2. a) Biện luận và viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen, kiểu hình ở thế hệ F1 và F2. b) Cho các cây cà chua thân thấp giao phấn với nhau, tìm kết quả thu được? Viết sơ đồ lai chứng minh? ............................................................................ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ MỘT Mã đề : 02 Môn: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1,0 điểm) Sau 2 đợt nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng của loài nào đó, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 184NST. Tìm bộ NST lưỡng bội (2n) của loài? Đó là loài nào? Câu 2: (3,0 điểm) a) Giải thích quá trình tổng hợp phân tử ARN ? b) Một gen có cấu trúc 60 chu kì xoắn và có G = 20%. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen? Khối lượng và chiều dài của gen? Nếu gen trên tham gia quá trình tổng hợp phân tử mARN thì phân tử mARN có bao nhiêu ribônuclêôtit? Câu 3: (3,0 điểm) Loài dưa chuột có 2n = 14 NST. Hãy lập sơ đồ và giải thích cơ chế tạo ra thể một nhiễm và thể ba nhiễm ở cây dưa chuột? Câu 4: (3,0 điểm) Ở cà chua tính trạng màu quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả màu vàng. Cho giao phấn giữa cây cà chua quả đỏ thuần chủng với cây cà chua quả vàng, thu được F1. Khi cho các cây cà chua F1 tự thụ phấn, thu được F2. a) Biện luận và viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen, kiểu hình ở thế hệ F1 và F2. b) Cho các cây cà chua quả vàng giao phấn với nhau, tìm kết quả thu được? Viết sơ đồ lai chứng minh? CM duyệt Tổ CM duyệt GV ra đề: Nguyễn Khắc San Lê Thị Kim Cúc Lê Thị Kim Cúc C/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ MỘT- NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Môn: SINH HỌC LỚP 9 Mã đề: 01 Câu Nội dung kiến thức cần đạt Điểm Câu 1 1,0 đ Giải được: + Sau nguyên phân tạo ra số tế bào con là: 2 .22 = 8 tế bào. + Số lượng NST trong các tế bào con là: : 22 x 2n = 4 x 24 = 96 NST. 0,5đ 0,5đ Câu 2 3,0 đ Vế a: Trình bày được quá trình tự nhân đôi của ADN: (1,5 đ) - ADN tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian. - ADN nhân đôi theo đúng khuôn mẫu ban đầu. Quá trình tự nhân đôi: + Hai mạch ADN tách ra theo chiều dọc. + Các Nucleotit trên mạch khuôn liêt kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-T ; G-X ). + Hai mạch mới của 2 ADN con dần dần được tạo thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau. Vế b: Giải được bài tập cho 1,5 đ. Gồm các vế: 1) Tính số lượng của gen: Theo NTBS ta có : NADN = NARN x 2 = 1500 x 2 = 3000 (Nu) 2) Tính khối lượng, số vòng xoắn và chiều dài của gen: Khối lượng : m = N x 300 = 3000 Nu x 300 = 900000 đvC Số vòng xoắn : C = N : 20 = 3000 : 20 = 150 (vòng xoắn) Chiều dài : Lgen = x 3,4 = 3000/ 2 x 3,4 = 5100 A0 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,75đ 0,75đ Câu 3 (3,0 đ) Vế a: (1,5 đ) Viết được sơ đồ minh họa cơ chế tạo ra thể 3 nhiễm và thể một nhiễm ở cây bông. - Ở cây bông: + Thể 3 nhiễm là thể có số NST = 2n + 1 = 52 + 1 = 53 NST + Thể 1 nhiễm là thể có số NST = 2n - 1 = 52 - 1 = 51 NST - Sơ đồ: Tế bào sinh giao tử: 2n = 52 2n = 52 Đột biến Bình thường Giao tử : n +1 = 27 n -1 = 25 n = 26 Hợp tử n + 1 = 27 n - 1 = 25 n = 26 2n + 1 = 53 (thể 3 nhiễm) 2n - 1 = 51 (thể 1 nhiễm) Vế b: (1,5 đ) Giải thích cơ chế: - Trong giảm phân tạo giao tử: Do tác động của các tác nhân gây đột biến làm cho 1 cặp NST nào đó trong tế bào sinh giao tử của bố hoặc của mẹ không phân li, dẫn đến tạo ra 2 loại giao tử dị bội là (n +1 = 27) và (n - 1 = 25 NST). - Trong thụ tinh tạo hợp tử: + Giao tử dị bội (n +1 = 27) kết hợp với giao tử bình thường (n = 26), tạo hợp tử 3 nhiễm (2n +1 = 53 NST). + Giao tử dị bội (n - 1 = 25) kết hợp với giao tử bình thường (n = 26) tạo hợp tử 1 nhiễm (2n - 1 = 51 NST) 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5đ Câu 4 (3,0đ) Vế a: Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và các con ở thế hệ F1 và F2 : (2,0 đ) Qui ước gen: A : Gen qui định tính trạng thân cao. a : Gen qui định tính trạng thân thấp - Do P thuần chủng và cặp tính trạng đem lai tương phản nên ta có: + Kiểu gen của cây cà chua thân cao: AA. + Kiểu gen của cây cà chua thân thấp : aa - Kiểu gen của các cây cà chua con được xác định qua sơ đồ lai: Sơ đồ lai: P : Thân cao x Thân thấp AA aa Gp : A a F1 : Aa (chân cao 100%) G F1: A; a F1 x F1 => F2 A a A AA (thân cao) Aa (thân cao) a Aa (thân cao) aa (thân thấp) Kết quả: + Kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1aa + Kiểu hình: 3 thân cao : 1 thân thấp Vế b: (1,0đ) Cho các cây cà chua thân thấp giao phấn với nhau, kết quả: Kiểu gen của cây cà chua thân thấp : aa Sơ đồ lai: P : Thân thấp x Thân thấp aa aa Gp : a a F1 : aa (thân thấp 100%) Vậy: Khi cho các cây cà chua thân thấp giao phấn với nhau, kết quả thu được 100% thân thấp. 0,25 đ 0,5 đ 1,0 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ MỘT- NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Môn: SINH HỌC LỚP 9 Mã đề: 02 Câu Nội dung kiến thức cần đạt Điểm Câu 1 1,0 đ Giải được: + Sau 2 đợt nguyên phân số tế bào con tạo ra là: 22 = 4 tế bào. + Số lượng NST trong mỗi tế bào con: 2n = 184 : 4 = 46 NST => Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 46 NST. Đó là loài người 0,5đ 0,5đ Câu 2 3,0 đ Vế a: Trình bày được quá trình tổng hợp phân tử ARN: (1,5 đ) - Quá trình tổng hợp ARN: + Gen tháo xoắn và tách dần 2 mạch đơn. + Các Nu ở mạch khuôn liên kết với Nu tự do theo NTBS. + Khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen, rời nhân ra chất TB. Vế b: Giải được bài tập cho (1,5 đ) Gồm các vế: Tính số lượng nu mỗi loại của gen : NADN = 20 x 60 = 1200 (nu) Số Nu X = G = = 240 (Nu) Số Nu A = T = = 360 (Nu) 2) Tính khối lượng và chiều dài của gen : m = N x 300 = 1200 Nu x 300 = 360000 đvC Lgen = x 3,4 = 600 x 3,4 A0 = 2040 A0 Hoặc : = 60 x 34 A0 = 2040 A0 3) Tính số lượng ribônuclêôtit : NARN = NADN : 2 = 1200 : 2 = 600 (riNu) 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,75đ 0,5đ 0,25đ Câu 3 3,0 đ Vế a: (1,5 đ) Viết được sơ đồ minh họa cơ chế tạo ra thể 3 nhiễm và thể một nhiễm ở cây dưa chuột. - Ở cây dưa chuột: + Thể 3 nhiễm là thể có số NST = 2n + 1 = 14 + 1 = 15 NST + Thể 1 nhiễm là thể có số NST = 2n - 1 = 14 - 1 = 13 NST - Sơ đồ: Tế bào sinh giao tử: 2n = 14 2n = 14 Đột biến Bình thường Giao tử : n +1 = 8 n -1 = 6 n = 7 Hợp tử n + 1 = 8 n - 1 = 6 n = 7 2n + 1 = 15 (thể 3 nhiễm) 2n - 1 = 13 (thể 1 nhiễm) Vế b: (1,5 đ) Giải thích cơ chế: - Trong giảm phân tạo giao tử: Do tác động của các tác nhân gây đột biến làm cho 1 cặp NST nào đó trong tế bào sinh giao tử của bố hoặc của mẹ không phân li, dẫn đến tạo ra 2 loại giao tử dị bội là (n +1 = 8) và (n - 1 = 6 NST). - Trong thụ tinh tạo hợp tử: + Giao tử dị bội (n +1 = 8) kết hợp với giao tử bình thường (n = 7) tạo hợp tử 3 nhiễm (2n +1 = 15 NST). + Giao tử dị bội (n - 1 = 6) kết hợp với giao tử bình thường (n = 7) tạo hợp tử 1 nhiễm (2n - 1 = 13 NST) 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5đ Câu 4 (3,0đ) Vế a: Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và các con ở thế hệ F1 và F2 : (2,0 đ) Qui ước gen: A: Gen qui định tính trạng quả đỏ. a: Gen qui định tính trạng quả màu vàng. - Do P thuần chủng và cặp tính trạng đem lai tương phản nên ta có: + Kiểu gen của cây cà chua quả đỏ : AA. + Kiểu gen của cây cà chua quả màu vàng : aa - Kiểu gen của các cây cà chua con được xác định qua sơ đồ lai: Sơ đồ lai: P : quả đỏ x quả vàng AA aa Gp : A a F1 : Aa (100% quả đỏ) G F1: A; a F1 x F1 => F2 A a A AA (quả đỏ) Aa (quả đỏ) a Aa (quả đỏ) aa (quả vàng) Kết quả: + Kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1aa + Kiểu hình: 3 quả đỏ : 1 quả vàng Vế b: Cho các cây cà chua quả vàng giao phấn với nhau, kết quả: Kiểu gen của cây cà chua quả vàng : aa Sơ đồ lai: P : Quả vàng x Quả vàng aa aa Gp : a a F1 : aa (100% quả vàng) Vậy: Khi cho các cây cà chua quả vàng giao phấn với nhau, kết quả thu được 100% quả vàng. 0,25đ 0,5 đ 1,0 đ 0,25đ 0,25đ 0,5 đ 0,25đ CM duyệt Tổ CM duyệt GV soạn đáp án: Nguyễn Khắc San Lê Thị Kim Cúc Lê Thị Kim Cúc
File đính kèm:
- DE KIEM TRA HOC KI(3).doc