Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 năm học 2008 - 2009 Môn: Ngữ Văn - Khối 10 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 năm học 2008 - 2009 Môn: Ngữ Văn - Khối 10 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở gd&đt quảng ninh
Trường thpt trần phú

Đề thi chính thức
đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1
Năm học 2008 - 2009
Môn: Ngữ Văn - Khối 10
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)






Câu 1: (2 điểm): 
Anh ( chị ) hãy trình bày ngắn gọn đặc điểm về nội dung và hình thức của Ca dao? Cho ví dụ minh hoạ?

Câu 2: (8 điểm): 
Anh (chị) hãy phân tích vẻ đẹp của người con trai thời Trần qua nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão ở bài “Tỏ lòng” (Thuật Hoài)?


---------Hết---------









Họ và tên thí sinh: .................................................................. Số báo danh:.............................................

Giám thị số 1:.........................................................	Giám thị số 2:.........................................................

Sở gd&đt quảng ninh
Trường thpt trần phú
Đáp án và biểu điểm bài thi học kì 1
Năm học 2008 – 2009
Môn: Ngữ Văn - Khối 10

(đáp án gồm 1 trang).
Câu 1: 2 điểm
- Ca dao là những bài ca dân gian diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người lao động.
- Ca dao là sáng tác sáng tập thể của nhân dân lao động
- Lời thơ của ca dao ngắn gọn, gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hình ảnh biểu trưng truyền thống.

Câu 2: 8 điểm
A/ Yêu cầu về kiến thức:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả
- Hoàn cảnh lịch sử khi bài thơ ra đời
- Nội dung ý nghĩa bài thơ:
+ Hai câu thơ đầu phác hoạ nên một bức tranh hoành tráng về một thời oanh liệt với một giọng điệu thật hào hùng. Đó chính là âm hưởng vang vọng của hào khí Đông A
+ Nỗi băn khoăn, niềm trăn trở khôn nguôi về trách nhiệm và sứ mệnh của kẻ làm trai, của đấng nam nhi đứng trong trời đất.
=> Bài thơ là những nghĩ suy và tấm lòng cao đẹp của Phạm Ngũ Lão, nhưng cũng tiêu biểu cho tư tưởng và tình cảm, ý chí của lớp người cùng thế hệ với ông, thế hệ làm nên hào khí Đông A. 
B/ Yêu cầu về kĩ năng: 
- Biết làm đúng hướng một bài NLVH
- Hành văn mạch lạc, rõ ràng, có cảm xúc
C/ Biểu điểm:
Câu1:- Cho 2điểm: Đáp ứng được đầy đủ yêu cầu trên.
 - Cho 1điểm: Trả lời được một nửa số ý
Câu 2:
- Điểm 7- 8: Bài viết nội dung sâu sắc, văn viết có cảm xúc, trình bày rõ ràng
- Điểm 5- 6: Hiểu yêu cầu đề bài, còn mắc lỗi nhỏ.
- Điểm 3 - 4: Nội dung bài viết sơ sài, mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 1- 2: Chưa hiể đề, bài viết lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. 

Hết


Sở gd&đt quảng ninh
Trường thpt trần phú

Đề thi chính thức
đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1
Năm học 2008 - 2009
Môn: Ngữ Văn - Khối 10
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)






Câu 1: (2 điểm): 
Thế nào là Văn học dân gian? Trình bày ngắn gọn những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian?

Câu 2: (8 điểm): 
Anh (chị) phân tích nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Du gửi gắm qua bài “Đọc Tiểu Thanh kí” ( Độc “Tiểu Thanh kí” )

---------Hết---------










Họ và tên thí sinh: .................................................................. Số báo danh:.............................................

Giám thị số 1:.........................................................	Giám thị số 2:.........................................................

Sở gd&đt quảng ninh
Trường thpt trần phú
Đáp án và biểu điểm bài thi học kì 1
Năm học 2008 – 2009
Môn: Ngữ Văn - Khối 10

(đáp án gồm 1 trang).
Câu 1: 2 điểm.
- Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng do nhân dân lao động sáng tạo ra, sử dụng, gìn giữ và lưu truyền từ đời này qua đời khác.
- Đặc trưng cơ bản của VHDG
+ Tính truyền miệng
+ Tính tập thể
+ Gắn liền với sinh hoạt xã hội.

Câu 2: 8 điểm.
A/Yêu cầu về kiến thức: 
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Bài thơ trữ tình viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật
- Nguyễn Du đã bộc lộ niềm cảm khái trước vẻ đẹp lí tưởng bị tàn phai, bị đày đoạ. Qua đó nhà thơ bộc lộ nỗi niềm tâm sự sâu kín của mình
- Nguyễn Du coi mình là người “cùng hội, cùng thuyền” với nàng Tiểu Thanh, một con người tài hoa mà bạc mệnh 
g Trước những sự thực hiển nhiên trong xã hội phong kiến: những người tài hoa thường gặp long đong, bất hạnh trên đường đời, Nguyễn Du không tự giải thích nổi. Ông gọi đó là những “mối hận cổ kim” mà ngay cả đến trời cũng không hiểu nổi.
-Ngược dòng thời gian hơn ba trăm năm, nguyễn Du xót thương cho cuộc đời và số phận đầy bất hạnh của nàng Tiểu Thanh. Từ chỗ thương người, nhà thơ chuyển sang xót xa cho số phận của chính mình g Ông hướng tới nhân loại tương lai, khao khát, mong chờ một sự đồng cảm sâu sắc.
B/ Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài NLVH
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, hành văn lưu loát
C/ Biểu điểm
Câu1:- Cho 2điểm: Đáp ứng được đầy đủ yêu cầu trên.
 - Cho 1điểm: Trả lời được một nửa số ý
Câu 2:
- Điểm 7- 8: Bài viết nội dung sâu sắc, văn viết có cảm xúc, trình bày rõ ràng
- Điểm 5- 6: Hiểu yêu cầu đề bài, còn mắc lỗi nhỏ.
- Điểm 3 - 4: Nội dung bài viết sơ sài, mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 1- 2: Chưa hiể đề, bài viết lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. 

Hết
Câu1 (2điểm): Anh ( chị ) hãy trình bày ngắn gọn đặc điểm về nội dung và hình thức của Ca dao? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 2: (8điểm): Anh (chị) phân tích nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Du gửi gắm qua bài “ Đọc Tiểu Thanh kí” ( Độc “Tiểu Thanh kí” )
Đáp án:
 Câu1:
- Ca dao là những bài ca dân gian diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người lao động.
- Ca dao là sáng tác sáng tập thể của nhân dân lao động
- Lời thơ của ca dao ngắn gọn, gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hình ảnh biểu trưng truyền thống.
Câu 2:
A/Yêu cầu về kiến thức: 
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Bài thơ trữ tình viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật
- Nguyễn Du đã bộc lộ niềm cảm khái trước vẻ đẹp lí tưởng bị tàn phai, bị đày đoạ. Qua đó nhà thơ bộc lộ nỗi niềm tâm sự sâu kín của mình
- Nguyễn Du coi mình là người “ cùng hội, cùng thuyền” với nàng Tiểu Thanh, một con người tài hoa mà bạc mệnh 
->Trước những sự thực hiển nhiên trong xã hội phong kiến: những người tài hoa thường gặp long đong, bất hạnh trên đường đời, Nguyễn Du không tự giải thích nổi. Ông gọi đó là những “ mối hận cổ kim” mà ngay cả đến trời cũng không hiểu nổi.
-Ngược dòng thời gian hơn ba trăm năm, nguyễn Du xót thương cho cuộc đời và số phận đầy bất hạnh của nàng Tiểu Thanh. Từ chỗ thương người, nhà thơ chuyển sang xót xa cho số phận của chính mình-> Ông hướng tới nhân loại tương lai, khao khát, mong chờ một sự đồng cảm sâu sắc.
B/ Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài NLVH
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, hành văn lưu loát
C/ Biểu điểm
Câu1:- Cho 2điểm: Đáp ứng được đầy đủ yêu cầu trên.
 - Cho 1điểm: Trả lời được một nửa số ý
Câu 2:
- Điểm 7- 8: Bài viết nội dung sâu sắc, văn viết có cảm xúc, trình bày rõ ràng
- Điểm 5- 6: Hiểu yêu cầu đề bài, còn mắc lỗi nhỏ.
- Điểm 3 - 4: Nội dung bài viết sơ sài, mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 1- 2: Chưa hiể đề, bài viết lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. 








Câu1 (1 điểm).
“ Biển Đêm” ( Đêm Đại Dương). 
Hai chữ Biển, Đêm gợi khung cảnh mênh mông mù mịt.
Nhan đề bài thơ mở ra khung cảnh nhà thơ nhìn thấy trước mắt, tác giả đứng trước cảnh biển đêm, nghe tiếng sóng rền rĩ, rung lên niềm cảm thương sâu sắc đối với những người thủ thủ bất hạnh vùi thân dưới đáy biển sâu.
Câu2 ( 1 điểm)
- Puskin (1799-1837) là “ Mặt trời của thơ ca Nga”.
- Xuất thân từ một gia đình quý tộc lâu đời nhưng có tư tưởng tiến bộ.
- Mê thơ từ nhỏ, tác phẩm được in từ năm 15, 16 tuổi.
- Sống trong “ Thế kỷ bạo tàn”, bị Nga hoàng thù ghét bắt đi đày vì tư tưởng tự do chống chuyên chế.
- 1830 được thừa nhận là lá cờ đầu của CNHT Nga, đấu tranh không mệt mỏi cho công bằng xã hội .
- 1837 ông bị tử thương trong một cuộc đấu súng để bảo vệ danh dự .
Câu3 (8 điểm).
a/ Giải thích khái niệm về phong cách trào phúng đặc sắc trong thơ Tú Xương: Đó là toàn bộ những nét độc đáo, sáng tạo của thi sĩ được thể hiện trong thơ, bắt nguồn từ đặc điểm tinh thần và lối sống của nhà thơ
-Thơ Tú Xương thể hiện cái nhìn, cách đánh giá xã hội và con người trong thời đại ông qua nghệ thuật trào phúng độc đáo từ ngôn ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt, đến giọng điệu cười cợt, mỉa mai đặc sắc, nhiều cung bậc nhưng độc đáo hơn cả vẫn là tiếng cười dữ dội và quyết liệt


b/ Chứng minh.
* Cười người.
- Nhà thơ chỉ tên, vạch mặt bọn quan lại phong kiến nhân cách thấp hèn, xấu xa, tham lam, hách dịch, bóc lột nhân dân tàn nhẫn (Đùa ông Phủ, Ông đốc, Năm mới chúc nhau...)
- Cười bọn thực dân cướp nước.
* Cười đời.
- Luân thường đảo lộn, sự tan rã của thuần phong mĩ tục- đặc biệt là trong quan hệ gia đình; lối sống hám lợi; thói keo kiệt, tham lam; sự giả dối đáng khinh ghét...( Mồng hai tết viếng cô Ký, Năm mới chúc nhau, Đát Vị Hoàng...)
* Cười mình.
- Nhà nghèo, đông con, thi hỏng... kết thành cái vòng luẩn quẩn làm cho nhà thơ phải bật lên tiếng cười ra nước mắt (Trời nực mặc áo bông; Bài phú hỏng thi...)
Với phong cách trào phúng đặc sắc, độc đáo, vận dụng ngôn ngữ sinh động, nghĩa hàm ẩn sâu sắc, Tú Xương đã tố cáo bộ mặt xã hội đương thời bằng tiếng cười dữ dội quyết liệt rất riêng của mình.
Biểu điểm 
- Đảm bảo các nội dung cơ bản, có kĩ năng làm văn giải thích, chứng minh văn học, diễn đạt mạch lạc lưu loát, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả.( Điểm 7, 8, 9)
- Bài làm đi đúng hướng, thể hiện được ý cơ bản song còn mắc lỗi...( Điểm 5, 6)
- Đáp ứng chưa đầy đủ yêu cầu, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả( Điểm 3, 4) 
- Bài viết chưa xác đinh rõ yêu cầu đề, diễn đạt yếu ( Điểm 1, 2) 


Hết

File đính kèm:

  • docDe thidap an Van lop 10 Ky1 20082009.doc