Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I lớp 10 - Ban cơ bản

doc5 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I lớp 10 - Ban cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG TÂM GDTX TỈNH DAKLAK
Phòng Bổ túc trung học
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
LỚP 10 - BAN CƠ BẢN
Giáo viên : NGUYỄN VĂN HIẾU
1. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG NHẤT khi nói về chuyển động cơ :
Chuyển động cơ là sự di chuyển của vật này so với vật khác.
Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật từ nơi này sang nơi khác.
Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian .
Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác trong không gian theo thời gian .
2. Trong chuyển động nào sau đây KHÔNG THỂ coi vật như là một chất điểm :
Trái đất quay quanh mặt trời.
Viên bi rơi từ tầng 6 xuống đất.
Chuyển động của ôtô trên đường từ Hà Nội – Tp.Hồ Chí Minh.
Trái đất quay quanh trục của nó.
3. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG NHẤT khi nói về khái niệm gia tốc :
Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc .
Độ lớn của gia tốc đo bằng thương số giữa độ biến thiên của vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó.
Gia tốc là 1 đại lượng vectơ.
Cả 3 câu trên đều đúng.
4. Điều nào sau đây là SAI khi nói về chuyển động tròn đều :
Vectơ gia tốc luôn luôn hướng về tâm của quỹ đạo.
Độ lớn của gia tốc : . Với v là vận tốc , r là bán kính quỹ đạo.
Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc.
Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc tại mọi điểm.
5. Chuyển động thẳng đều là chuyển động :
Có vận tốc không thay đổi theo thời gian.
Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
Có quỹ đạo là 1 đường thẳng và vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
Có vận tốc trung bình bằng nhau trong những khoảng thời gian bất kì bằng nhau.
6. Dựa vào đồ thị : Thông tin nào sau đây là SAI :	 x(km)
Hai vật chuyển động cùng vận tốc và vị trí ban đầu. 80	 (I)
Hai vật chuyển động cùng vận tốc nhưng vị trí ban 	 (II)
đầu khác nhau.	 40
Hai vật chuyển động cùng chiều.
Hai vật chuyển động không bao giờ gặp nhau.	 0	 1	 t(h)
7. Theo đồ thị trên. Phương trình chuyển động của vật là :
	A. (I) x1 = 80 + 40t (km)	(II) x2 = 40 + t (km) .
	B. (I) x1 = 80t (km)	(II) x2 = 40 + 40t (km) .
	C. (I) x1 = 40 + 40t (km)	(II) x2 = 40t (km) .
	D. (I) x1 = 40 + 80t (km)	(II) x2 = - 40 + t (km) .
8. Vật đi nửa đoạn đường đầu với vận tốc v1, đi nửa đoạn đường sau với vận tốc v2. Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường đi của vật là :
	A. 	.	B. .
C. . 	D. .
9. Chuyển động thẳng chậm dần đều có :
Vectơ vận tốc ngược hướng với vectơ gia tốc.
Vectơ vận tốc cùng hướng với vectơ gia tốc.
Tích số a.v > 0 .
Câu A và C đều đúng .
10. Phương trình chuyển động của 1 vật trên 1 đường thẳng có dạng : x = 2t2 + 10t + 100 (m,s) .
Thông tin nào sau đây là ĐÚNG ?
Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 2 m/s2 .
Vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = 4 m/s2 .
Tọa độ của vật lúc t = 0 là 100 m .
Vận tốc tại thời điểm t là v = 10 m/s .
11. Phương trình chuyển động của 1 vật trên 1 đường thẳng có dạng : x = 4t2 - 3t + 7 (m,s) .
	Điều nào sau đây là SAI ?
	A. Gia tốc a = 4 m/s2 .	B. Gia tốc a = 8 m/s2 .
	C. Vận tốc ban đầu vo = - 3 m/s .	D. Tọa độ ban đầu xo = 7 m .
12. Trường hợp nào sau đây nói đến vận tốc tức thời :
Vận tốc của viên đạn khi bay ra khỏi nòng súng.
Vận tốc của vật rơi khi chạm đất.
Vận tốc của xe máy xác định bằng số chỉ của tốc kế tại 1 thời điểm xác định nào đó.
Cả 3 trường hợp trên.
13. So sánh chuyển động của 2 vật trên đồ thị vận tốc-thời gian . 
 Điều khẳng định nào sau đây là ĐÚNG :
 A. Cả hai là chuyển động nhanh dần đều .
Gia tốc của 2 vật trái dấu nhau.
Hai vật chuyển động ngược chiều nhau. 
 D. Các khẳng định trên đều đúng.
 v(m/s)
 25 2
 10 
 3 
 0 5 t(s)
14. Theo đồ thị trên (câu 13). Công thức tính vận tốc của 2 chuyển động là :
	A. v2 = 10 + 3t . v3 = 10 - 2t .	B. v2 = 10 + 3t . v3 = 10 + 2t .
	C. v2 = 10 + 5t . v3 = 10 - 2t .	D. v2 = 10 - 3t . v3 = 10 + 2t .
15. Đồ thị chuyển động của 3 vật như hình vẽ :
	x	v	a
	0	t	0	t	0	t
	(I)	(II)	(III)
	Thông tin nào sau đây là sai :
Đồ thị (II) và (III) mô tả vật chuyển động thẳng đều.
Đồ thị (I) mô tả vật đứng yên .
Đồ thị (II) mô tả vật chuyển động thẳng đều.
Đồ thị (III) mô tả vật chuyển động thẳng biến đổi đều .
16. Một vật nặng rơi từ độ cao h = 5 mét xuống đất, mất 1 khoảng thời gian 1 giây. Nếu thả hòn đá đó từ độ cao h' = 3h xuống đất thì hòn đá sẽ rơi trong bao lâu ?
	A. 3 s .	B. 2 s .
	C. 1,73 s .	D. s .
17. Một người ngồi trên ghế 1 chiếc đu quay đang quay với tần số 5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3 mét. Gia tốc hướng tâm của người đó là bao nhiêu ?
	A. aht = 8,2 m/s .	B. aht = 2,96.102 m/s .
	C. aht » 0,82 m/s .	D. aht » 29,6.102 m/s .
18. Một canô chạy thẳng đều xuôi theo dòng từ A đến B cách nhau 36 km mất 1 khoảng thời gian là 1 h 30 phút. Vận tốc của nước đối với bờ là 10/6 (m/s). Thì vận tốc của canô đối với nước là :
	A. 18 km/h .	B. 24 km/h .
	C. 30 km/h .	D. 12 km/h .
19. Cho 2 lực đồng quy có cùng độ lớn 10 N. Góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực có cùng độ lớn bằng 10 N ?
	A. 900	B. 1200	C. 600	D. 00 .
20. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì: Chọn đáp án ĐÚNG.
Vật dừng lại ngay.
Vật đổi hướng chuyển động.
Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
21. Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuông 1 mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu ? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g=10 m/s2.
	A. 1,6 N ; nhỏ hơn	B. 16 N ; nhỏ hơn	
C. 160 N ; lớn hơn	D. 4 N ; lớn hơn .
22. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực ép 2 mặt đó tăng lên ?
	A. Tăng lên	B. Giảm đi	C. Không thay đổi	D. Không biết được
23. Đối với vật quay quanh 1 trục cố định. Câu nào sau đây là ĐÚNG ?
Nếu không chịu mômem lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.
Khi không còn mômen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
Vật quay được là nhờ có mômen lực tác dụng lên nó.
Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có mômen lực tác dụng lên vật.
24. Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa sổ toa sang hành khách B ở toa tàu bên cạnh. Hai toa đang đổ trên 2 đường ray song song với nhau trong sân ga. Bỗng A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây là chắc chắn KHÔNG xảy ra ?
Cả 2 toa tàu cùng chạy về phía trước, A chạy nhanh hơn.
Cả 2 toa tàu cùng chạy về phía trước, B chạy nhanh hơn.
Toa tàu A chạy về phía trước , toa tàu B đứng yên .
Toa tàu A đứng yên , toa tàu B chạy về phía sau.
25. Câu nào ĐÚNG ? Khi 1 con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là :
Lực mà ngựa tác dụng vào xe.
Lực mà xe tác dụng vào ngựa.
Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.
Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
26. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau khi vật chuyển động :
	A. Thẳng .	B. Thẳng đều .	C. Biến đổi đều .	D. Tròn đều.
27. Khi nói vềsự tương tác giữa 2 vật bất kì A và B , phát biểu nào sau đây là ĐÚNG NHẤT?
Tác dụng giữa 2 vật A , B bao giờ cũng có tính chất tương hổ .
Khi vật A chuyển động có gia tốc , vì đã có lực tác dụng từ vật B lên vật A .
Khi vật A tác dụng lên vật B, thì ngược lại vật B cũng tác dụng trở lại vật A .
Tất cả các phát biểu trên đều đúng .
28. Khi nói về quán tính của vật , phát biểu nào sau đây là SAI ?
Quán tính là tính chất của mọi vật bảo toàn vận tốc của mình khi vật không chịu tác dụng của lực nào.
Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động do quán tính.
Những vật có khối lượng rất nhỏ thì không có quán tính.
Vật tiếp tục chuyển động thẳng đều khi các lực tác dụng vào nó mất đi vì vật có quán tính.
29. Phát biểu nào sau đây là SAI :
Gia tốc của 1 vật luôn luôn cùng chiều với lực tác dụng vào vật.
Chiều của vectơ gia tốc chỉ chiều chuyển động của vật.
Gia tốc của vật càng lớn thì vận tốc biến đổi càng nhanh.
Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
30. Điều nào sau đây là SAI khi nói về lực và phản lực :
Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
Lực và phản lực luôn luôn đặt vào 2 vật khác nhau.
Lực và phản lực luôn luôn cùng hướng với nhau.
Lực và phản lực không thể cân bằng nhau, vì chúng đặt vào 2 vật khác nhau.
31. Trong các phát biểu sau đây :
Khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính của vật càng lớn.
Khối lượng của vật càng lớn thì vận tốc của vật càng nhỏ.
Khối lượng của vật càng lớn thì lực tác dụng lên vật càng nhỏ.
Khối lượng của vật càng lớn thì vận tốc của vật biến thiên càng chậm.
Phát biểu nào ĐÚNG ?
	A. (I) và (II) .	 B. (I) và (IV) .	 C. (II) và (IV) .	 D. (II) , (III) và (IV).
32. Biểu thức nào sau đây cho phép tính lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm có khối lượng m1 và m2 ở cách nhau 1 khoảng r :
	A. 	 B. 	 C. 	 D. 
33. Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi :
Độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.
Đối với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật.
Đối với các vật tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.
Các phát biểu trên đều đúng.
34. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG :
Lực ma sát nghỉ luôn luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và cân bằng với ngoại lực khi vật đứng yên .
Lực ma sát nghỉ luôn luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng.
Lực ma sát nghỉ chỉ có thể có khi vật đứng yên.
Tất cả đều đúng.
35. Phương trình nào sau đây là phương trình quỹ đạo của vật bị ném theo phương ngang ?
	A. 	với x ³ 0 .	B. 	với x ³ 0 .	
C. với x ³ 0 .	D. với x ³ 0 .
36. Một chất điểm chuyển động tròn đều thì độ lớn của lực hướng tâm được xác định biểu thức : 
	A. 	B. 	 C. 	 D. 
37. Một vật chịu tác dụng của 3 lực . Vật sẽ cân bằng nếu :
	A. 3 lực đồng phẳng và .	B. 3 lực đồng quy và F1 + F2 + F3 = 0.
	C. 3 lực đồng phẳng, đồng quy và = 0 .	D. .
38. Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về đặc điểm hợp lực của 2 lực song song cùng chiều :
Là 1 lực song song, cùng chiều với 2 lực thành phần.
Có độ lớn bằng tổng độ lớn của 2 lực thành phần.
Có giá chia trong khoảng cách giữa 2 giá của 2 lực thành phần thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của 2 lực ấy.
Các câu trên đều đúng.
39. Ngẫu lực :
Là hai lực song song , ngược chiều có độ lớn bằng nhau , cùng tác dụng vào một vật , nhưng có giá khác nhau .
Có mômen lực không phụ thuộc vào vị trí trục quay, miễn là trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực .
Dưới tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay .
Các câu trên đều đúng .
40. Một vật rắn ở trạng thái cân bằng , khi :
Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên nó phải bằng không .
Tổng các mômen lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng các mômen lực làm vật quay theo chiều ngược lại .
Vật luôn luôn đứng yên so với bất kì các vật khác .
Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên nó phải bằng không và Tổng đại số các mômen lực đối với bất kì trục quay nào cũng bằng không .

File đính kèm:

  • docDeThiHK1-TN-10-BAN COBAN.doc