Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I - Môn thi: Sinh Học - Đề 7

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I - Môn thi: Sinh Học - Đề 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
CHIÊM HÓA
*********
Đề chính thức
Họ và tên:...................................
Lớp: 8
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
 NĂM HỌC 2010-2011
Môn thi : SINH HỌC 
(Đề số 7)
Thời gian làm bài thi: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang)
 Điểm 	 Lời phê của giáo viên	
Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm)
 * Khoanh tròn vào chữ cái A,B,C và D câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: ( 0,25 điểm) Để có hệ cơ phát triển cân đối, xương chắc khỏe cần phải:
A.Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.
B. Tắm nắng vào lúc 14 – 17 giờ hàng ngày.
C. Luôn rèn luyện thân thể và lao động vừa sức .
D. Cả A và C.
Câu 2: ( 0,25 điểm): Thành phần dễ bị phân hủy, giải phóng enzin giúp cho quá trình đông máu là:
A. Hồng cầu.	B. Huyết tương.	C. Tiểu cầu.	D. Bạch cầu.
Câu 3: ( 0,25 điểm): Vai rò của ruột già trong việc tiêu hóa thức ăn là:
A. Tiếp tục hấp thụ nước trong dịch thức ăn.	 	
B. Làm chất bã rắn lại đặc lại tạo cho vi khuẩn lên men.
C. Thải phân ra ngoài.
D. Cả A và C
Câu 4: ( 0,25 điểm) Nghĩa đen của câu “ Nhai kỹ no lâu là gì?”
A. Nhai càng kỹ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao.
B. Nhai kỹ thì hiệu suất hấp thu chất dinh dưỡng càng cao.
C. Nhai kỹ thì thức ăn dừng lại ở ống tiêu hóa lâu hơn.
D. Cả A và B.
Câu 5: ( 1 điểm) Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống . để hoàn chỉnh câu sau:
Tim co dãn theo(1) Mỗi chu kỳ gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co,.(2).
Sự phối hợp hoạt động của các thành phần (3) qua 3 pha làm cho máu được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và.(4)vào động mạch.	
Câu 6: ( 1 điểm) Hãy sắp xếp các đặc điểm cấu tạo tương ứng với các cơ quan.
Các cơ quan
Trả lời
Đặc điểm cấu tạo đặc trưng
1. Mũi
2. Họng
3. Thanh quản
4. Khí quản
1: ..
2: ..
3: ..
4: .
a. Cấu tạo bởi 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động iện tục.
b. Có nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) có thể cử động để đậy kín đường hô hấp.
c. Có nhiều lông mũi. Có lớp niệm mạc tiết chất nhầy. Có lớp mao mạch dày đặc.
d. Có 6 tuyến amiđan và 1 tuyến V.A chứa nhiều tế bào Limphô
II. Trắc nghiệm tự luận. ( 7 điểm)
Câu 7 ( 1,5 điểm) Với khẩu phần ăn đầy đủ và sự tiêu hóa diễn ra thuận lợi, những chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là những chất nào?
Câu 8. ( 2,5 điểm) Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả?
Câu 9. ( 1,5 điểm) Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
Câu 10. ( 1,5 điểm) Khi gặp một người bị vết thương chảy máu em phải làm gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011
(ĐỀ THI SÔ 7)
Môn thi: SINH HỌC 8
(Hướng dẫn chấm có 02 trang)
I. Trắc nghiệm khách quan.
* Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
C
D
D
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5 (1 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,25 đ
	1. chu kỳ	2. pha dãn chung.
	3. cấu tạo của tim 	4. từ tâm thất
Câu 6 ( 1 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,25 đ
	1- c; 	2- d; 	3- b;	4- a	
II. Trắc nghiệm tự luận
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 7
1,5 đ
Những chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non.
- Đường đơn (Tinh bột và đường đôi)
- Axit amin (từ protein), nucleic ( axit nucleic)
- Axit béo và glixelin ( từ lipit), vitamin và muối khoáng
0,5
0,5
0,5
Câu 8
2,5 đ
Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa
+ Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí, đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
+ Ăn chậm, ăn đúng giờ, đúng bữa, tạo không khí ăn thoải mái.
+ Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa có hiệu qủa.
+ Ăn uống hợp vệ sinh tránh các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa.
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan tiêu hóa khác trong khoang miệng.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 9
1,5 đ
Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình hô hấp:
+ Sự thở (sự thông khí ở phổi): Lấy O2 và thải CO2 thông qua hoạt động hít vào thở ra.
+ Sự trao đổi khí ở phổi: gồm hoạt động khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và CO2 từ máu vào không khí ở phê nang.
+ Sự trao đổi khí ở tế bào: gồm hoạt động khuếch của O2 từ máu vào tế bào và CO2 từ tế bào vào máu.
0,5
0,5
0,5
Câu 10
1,5 đ
* Khi gặp một người bị vết thương chảy máu cần sử lí theo các bước sau:
+ Bước 1: Căn cứ vào vết thương để xác định dạng chảy máu (mao mạch,tĩnh mạch hay động mạch)
+ Bước 2: Tiến hành sơ cứu cầm máu (băng bó hoặc chẹn mạch, garô).
+ Bước 3: Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu sau khi buộc garo ( đối với vết thương chảy máu động mạch) hoặc nếu sau khi sơ cứu máu mà vết thương vẫn tiếp tục chảy máu (đối với những vết thương chảy máu mao mạch, tĩnh mạch)
0,5
0,5
0,5
Nơi gửi: 
- PGD: B/C
- Nhà trường: B/C
- Lưu:
Thổ Bình, ngày 19 tháng 11 năm 2010
Người ra đề
Dương Thành Chung
I. BẢNG MA TRẬN
 Mức độ
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
thấp
cao
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Hệ vận động
C1
 0,25
2
 0,25
Hệ tuần hoàn
C2
 0,25
C5 
 1
C10
 1,5
2
 2,75
Hệ hô hấp
C6
 1
C9
 1,5
2
 2,5
Hệ tiêu hóa
C3
 0,25
C7,8
 4
C4
 0,25
4
 4,5
Tổng
5
 3,25
3
 5
2
 1,75
10
 10

File đính kèm:

  • docDe thi hoc ky I dap an Sinh 8(5).doc
Đề thi liên quan