Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn văn - Lớp 10 cơ bản

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn văn - Lớp 10 cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra chất lượng học kỳ I 
 Môn văn - lớp 10 cơ bản


I. Phần trắc nghiệm: (3đ)

1. Văn học trung đại Việt Nam nằm trong thơìi kỳ nào sau đây? (0,25đ)
a. Là văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX.
b. Là văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.
c. Là văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII.
d. Là văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
2. Tinh thần yêu nước trong văn học Việt Nam thể hiện ở những nội dung nào sau đây? (0,25đ)
a. Tình yêu quê hương làng xóm. 
b. Tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc. 
c. ý chí căm thù giặc xâm lược
d. Cả 3 ý trên.
3. Nhận định: "Từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu" (Tựa "Lĩnh Nam chích quái") nói về bộ phận văn học nào sau đây? (0,25đ)
a. Truyện cổ dân gian Việt Nam.
b. Văn học hiện đại.
c. "Truyện Kiều" (Nguyễn Du).
d. Ca dao dân ca. 
4. Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thuỷ có ý nghĩa như thế nào? (0,25đ)
a. Giải thích nguyên nhân mất nước âu Lạc.
b. Ca ngợi tình yêu tự do. 
c. Nói về mối quan hệ gia đình. 
d. Quan niệm ở hiền gặp lành. 
5. Sự việc chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự có tác dụng như thế nào? (0,25đ)
a. Dẫn dắt câu chuyện tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.
b. Là những "Cái xảy ra được nhận thức rõ ràng phân biệt với những cái xảy ra khác."
c. Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc. 
d. Là hình thức tóm tắt câu chuyện. 
6. Truyện "Tam đại con gà" có ý nghĩa chính là: (0,25đ)
a. Cười anh học trò dốt.
b. Cười thói dấu dốt.
c. Cười thói khoe khoang.
d. Cười thói mê tín.
7. Nhận định nào sau đây phù hợp nhất về ngữ điệu: (0,25đ)
a. Là sự phối hợp âm thanh giọng điệu với cử chỉ nét mặt điệu bộ. 
b. Là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin.
c. Là lời nói trong giao tiếp hàng ngày. 
d. Là yếu tố hỗ trợ của lời nói.
8. Các tác phẩm thể hiện nội dung yêu nước của văn học trung đại là:
a. Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch Tướng Sỹ (Trần Quốc Tuấn, Đại Cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi), Làng (Kim Lân). 
 	b. Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sỹ (Trần Quốc Tuấn, Đại Cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi), Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu).
 	c. Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sỹ (Trần Quốc Tuấn, Đại Cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi), Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Thánh Gióng.
 d. Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sỹ (Trần Quốc Tuấn, Đại Cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi), Vận nước (Pháp Thuận), Truyện Kiều (Nguyễn Du).
9. Dòng nào sau đây nêu đúng những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong văn học trung đại? (0,25đ)
a. là tư tưởng trung quân và lòng xót thương trăm họ. 
b. Là âm điệu hào hùng khi đất nước chống ngoại xâm 
c. Là sự ca ngợi những người hi sinh vì đất nước.
d. Là sự đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, khát vọng.
10. Ai sau đây được mệnh danh là: "Thi tiên": (0,25đ)
a. Đỗ Phủ.
b. Bạch Cư Dị.
c. Lý Bạch.
d. Thôi Hiệu.
11. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi được miêu tả ở phương diện nào? 
a. Âm thanh. 
b. Hương vị.
c. Màu sắc. 
d. Cả 3 ý trên. 
12. Hãy chọn mỗi cụm từ diễn tả nổi nhớ: "Bổi hổi, bồi hồi",ra ngẩn vào ngơ", "em những khóc thầm", "cơm chẳng buồn ăn", điền vào chỗ trống trong các câu ca dao sau cho phù hợp:
a. Nhớ ai… Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai. 
b. Nhớ ai… Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.
c. Nhớ ai….Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
d. Nhớ ai… Đã bưng lấy bát lại dặn xuống mâm.

II. Phần tự luận: (7đ)
 	Hãy kể lại truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ theo nhân vật An Dương Vương bằng lời văn của mình.
- Hết -
đáp án

I. Phần trắc nghiệm:
1.b, 	2d, 	3a, 	4a, 	5a, 	6b,	 7b, 	8b, 	9b, 	10c, 11d
12a "Ra ngẩn vào ngơ".
b. "em những khóc thầm". 
c. bổi hổi bồi hồi.
d. cơm chẳng buồn ăn.
II. Phần tự luận
Yêu cầu: Về nội dung: Kể đầy đủ truyện An Dương Vương và Mỵ Châu -Trọng Thuỷ.
Các chi tiết sự việc chính:
- Lai lịch An Dương Vương. 
- An Dương Vương xây thành.
- An Dương Vương chế nỏ thần giữ nước.
- Đánh thắng Triệu Đà lần 1.
- Mất cảnh giác gả Mỵ Châu cho Trọng Thuỷ và cho Trọng Thuỷ ở rể.
- Để mất nỏ thần. 
- Thản nhiên đánh cờ khi Triệu Đà kéo quân tới lần 2.
- Để mất nước. 
- Bỏ chạy cùng Mỵ Châu.
- Chém Mỵ Châu.
- Cầm sừng tê bảy tấc theo rùa vàng xuống biển.
- Phần sau: Cái chết của Trọng Thuỷ. 
- Về hình thức: Nắm cách kể theo nhân vật An Dương Vương theo diễn biến cốt truyện và các mối quan hệ của nhân vật An Dương Vương với các nhân vật khác.
- Chữ viết rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, bố cục rõ, hợp lý.


Phần biểu điểm tự luận

- Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về dùng từ đặt câu.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được yêu cầu kể lại câu chuỵện, có thể không có phần cái chết của Trọng Thuỷ và còn một số lỗi dùng từ đặt câu.
Điểm 3-4: Đáp ứng một n ửa yêu cầu trên.
Điểm 2-1: Còn sơ sài lủng củng.
- Hết-
 



 

File đính kèm:

  • docCac de thi tuyen sinh vao lop 10.doc