Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Năm học 2008- 2009 Môn : Ngữ văn - Lớp : 12 Trường THPT Trần Khát Chân
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Năm học 2008- 2009 Môn : Ngữ văn - Lớp : 12 Trường THPT Trần Khát Chân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Thanh Hoá Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Trường THPT Trần Khát Chân Năm học 2008- 2009 Môn : Ngữ văn - Lớp : 12 Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài: Câu 1: ( 3 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và cảm xúc chủ đạo của bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng ? Câu 2: ( 7 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau : “...Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung...” ( Trích “ Việt Bắc”- Tố Hữu) Sở GD-ĐT Thanh Hoá Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn- 12 Trường THPT Trần Khát Chân Câu 1: ( 3 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và cảm xúc chủ đạo của bài thơ “ Tây Tiến”: * Hoàn cảnh ra đời: (1,5 điểm) - Khoảng cuối mùa xuân năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. Đó là đơn vị thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào, đánh tiêu hao quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền Tây Bắc Bộ Việt Nam....... - Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chư được bao lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh – Quang Dũng viết bài thơ “Tây Tiến”. * Cảm xúc chủ đạo: (1,5 điểm) - Bài thơ được viết trong nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ hoang sơ, đầy thơ mộng. Bài thơ là những kí ức của Quang Dũng về Tây Tiến... Câu 2: ( 7 điểm) 1. Giới thiệu vị trí đoạn thơ: ( 1 điểm) - Mười câu thơ trên là đoạn thơ thứ năm của bài thơ Việt Bắc, tự nó đã có tính hoàn chỉnh. Đó là bức tranh toàn cảnh và tiêu biểu của Việt Bắc qua bôn mùa trong năm. Bức tranh ấy hiện lên thật sinh động trong âm điệu nhịp nhàng, tha thiết yêu thương. Bức tranhấy rực rỡ, tươi tắn nhưng cũng bâng khuâng, man mác vì nó được lọc qua nỗi nhớ của người về xuôi. 2. Cảm nhận về đoạn thơ: a. Hai câu đầu: Khái quát nỗi nhớ (1.5 điểm) - Câu trên là lời hỏi, câu dưới là giãi bày lòng mình của người về xuôi. - Cảnh vật, con người Việt Bắc, cái gì cũng đáng nhớ, đáng yêu. Nhớ nhất là hoa cùng người. - Nhớ hoa là nhớ tới cái đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, mà cái đẹp của Việt bắc không thể tách rời với cái đẹp của những con người Việt Bắc đã từng cưu mang, gắn bó với người đi. b. Tám câu còn lại: Bức tranh tứ bình về cảnh và người ( 3.5 điểm) - Bức tranh mùa đông: nhớ mùa đông Việt Bắc là nhớ tới “ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”. Giữa cái bạt ngàn của màu xanh, hiển hiện một màu sắc ấm nóng, bức tranh mùa đông Việt Bắc đâu còn cái lạnh lẽo hoang vu nữa. - Bức tranh mùa xuân: tràn ngập sinh sôi một màu trắng tinh khiết, thơ mộng. - Bức tranh mùa hạ: rự rỡ màu vàng và vang tiếng ve ran. - Bức tranh mùa thu: hiện ra với sắc màu dịu dàng của ánh trăng, màu của mơ ước về cuộc sống hoà bình giưũa những tháng ngày gian khổ. - Bức tranh bốn mùa ấy còn ánh lên vẻ đẹp đằm thắm của con người Việt Bắc.... 3. Kết luận: ( 1 điểm) - Không hiểu Việt Bắc sâu sắc, không yêu Việt Bắc nồng nàn, nhớ tha thiết, thì không thể dựng lên bức tranh quê hương cách mạng đẹp tuyệt diệu và ấm áp tình người đến thế. * Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đủ ý, trình bày bố cục rõ ràng, lưu loát, không sai lỗi chính tả. Khuyến khích những bài viết mang tính sáng tạo.
File đính kèm:
- De 12-ki I.doc