Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2013- 2014 môn: sinh học- lớp 6

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2013- 2014 môn: sinh học- lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN VĨNH LINH	ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
PHÒNG GIÁO DỤC VINH LINH	NĂM HỌC 2013- 2014
	 MÔN: SINH HỌC- LỚP 6
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
	Câu: 1(2điểm). 
Nêu các miền của rễ. Trong các miền đó, miền nào là quan trọng nhất? Vì sao?
	Câu 2: (2 điểm). 
	Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng. Giải thích vì sao mùa đông, cây ở các vùng ôn đới hầu hết đều rụng lá?
	Câu 3 (2 điểm). 
Vận dụng những hiểu biết của em về điều kiện quang hợp, hãy giải thích:
a) Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày?
b) Tại sao cần phải chống nóng, chống rét cho cây?
Câu 4 (2 điểm). 
Một nhóm học sinh làm thí nghiệm như sau:
- Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên 2 tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp vào, trong chuông A có đặt 1 chậu cây.
- Cho cả 2 chuông thí nghiệm vào chổ tối. Sau khoảng 6 giờ thấy cốc nước vôi ở chuông A bị đục và trên mặt có một lớp váng dày. Cốc nuwocs vôi ở chuông B vẫn còn trong, trên mặt chỉ có một lớp váng trắng rất mỏng.
(Biết rằng trong không khí có khí cácbôníc làm cho nước vôi trong hóa đục)
Không khí trong 2 chuông đều có chất khí gì? Vì sao em biết?
Vì sao trên mặt cốc nước vôi trong trong chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn.
Từ kết quả thí nghiệm này em rút ra được kết luận gì?
	Câu 5 (2 điểm). 
	Em hiểu thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ở cây xanh có hoa? Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa.
………..Hết…………….
UBND HUYỆN VĨNH LINH 	HƯỚNG DẪ CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
PHÒNG GIÁO DỤC VINH LINH	NĂM HỌC 2013- 2014
	 MÔN: SINH HỌC- LỚP 6
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Các miền của rễ: Miền trưởng thành có các mạch dẫn; miền hút có các lông hút; miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia); miền chóp rễ.
1.0
- Miền hút là miền quan trong nhất của rễ vì nó đảm nhiệm chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
1.0
2
- Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng: Các loại đất đai; thời tiết; khí hậu;…
1.0
- Mùa đông, cây ở các vùng ôn đới hầu hết đều rụng lá vì: Mùa đông nhiệt độ thấp, nước đóng băng làm cho rễ cây không hút được nước và muối khoáng, không có chất dinh dưỡng nuôi cây, lá cây rụng.
1.0
3
a- Trông cây với mật độ quá dày để tận dụng triệt để đất, cây phải mọc chen chúc sẽ thiếu ánh sáng, thiếu không khí, hơn nữa nhiệt độ không khí sẽ tăng cao, gây khó khăn cho quang hợp, cây chế tạo ít chất hữu cơ, thu hoạch sẽ thấp.
1.0
b- Nhiệt độ không khí qua cao hặc quá thấp đều gây khó khăn cho quá trình quang hợp của lá. Vì vậy biện pháp chống nóng, hoặc chông rét cho cây có tác dụng tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho quá trình quang hợp, cây sẽ chế tạo nhi9eeuf chất hữu cơ, cây lớn nhanh, sinh trưởng tốt.
1.0
4
a- Không khí trong 2 chuông đều có khí cácbôníc. Vì trên bề mặt cốc nước vôi trong đều có lớp váng trắng đục.
0.75
b- Lớp váng trắng trên bề mặt cốc nước vôi trong ở chuông A dày hơn là vì: Cây trong chuông A thải ra khí Cácbôníc.
0.75
c- Khi không có ánh sáng cây thải ra khí Cácbôníc.
0.5
5
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: Là hienj tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân, lá)
1.0
- Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá…
1.0

File đính kèm:

  • docDe thi hoc ky 1 sinh 6 20132014.doc