Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn : sinh học 6 thời gian: 45 phút

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn : sinh học 6 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TAM HIỆP 	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
MÔN : SINH HỌC 6
Thời gian: 45 phút
Câu 1. (1,5đ) Thụ tinh là gì ? Sau khi thụ tinh các bộ phận của hoa biến đổi như thế nào ? 
Câu 2. (1,5đ) Cấu tạo hạt gồm những bộ phận nào ? Trình bày đặc điểm các bộ phận của hạt ? 
Câu 3. (2.0đ) Vẽ sơ đồ nữa hạt đậu xanh bóc vỏ ? Chú thích ? 
Câu 4. (2.0đ) So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu với cây dương xỉ ? Nêu đặc điểm tiến hoá? 
Câu 5. (3.0đ) Hãy nêu thí nghiệm và rút ra kết luận về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm?
Đáp án đề sinh học 6
(1,5 đ) 
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành 1 tế bào mới là hợp tử. 0,5 đ 
- Sau khi thụ tinh xong: (1.0đ)
+ Hợp tử phát triển thành phôi, 
+ Noãn phát triển thành hạt chứa phôi, 
 + Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt. 
(1,5 đ) 
- Các bộ phận của hạt: hạt gồm vỏ phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. 0,5 đ 
- Phôi hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và lá mầm. 0,5 đ 
 - Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ. 0,5 đ 
(2 đ) Vẽ sơ đồ nữa hạt đậu xanh bóc vỏ: 
Đúng, đẹp 	1,0 đ 
Chú thích đúng từ 1 – 2 chú thích 	0.5 đ
Chú thích đúng từ 4 – 5 chú thích 	1,0 đ 
(2 đ) So sánh cây rêu và cây dương xỉ: 
So sánh được các đặc điểm: rễ, thân, lá 	1,5 đ 
Nêu được đặc điểm tiến hoá 	0,5 đ 
 Câu 5 (3đ) Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nẩy mầm
1)Thí nghiệm 1: (1đ)
Chọn hạt đậu tốt cho vào 3 cốc, để chổ mát: 
 + Cốc 1 để khô, 
 + Cốc 2 cho nước ngập hạt đậu, 
 + Cốc 3 có lót ít bông ẩm bên dưới hạt đậu. 
Kết quả: 
 + Cốc 1, 2 hạt không nẩy mầm, 
 + Cốc 3 hạt nẩy mầm tốt. 
2)Thí nghiệm 2: (1đ)
Làm thí nghiệm như cốc 3 thí nghiệm 1, nhưng để vào cốc nước đá. Kết quả: hạt không nẩy mầm được. 
3)Kết luận: (1đ)
Hạt nẩy mầm tốt thì hạt giống phải tốt, có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. 

File đính kèm:

  • docde 4.doc
Đề thi liên quan