Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II - Môn: Sinh học 8 - Đề 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II - Môn: Sinh học 8 - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd & Đt sơn động đề kiểm tra chất lượng học kỳ II Môn: Sinh học 8 (Thời gian làm bài 45 phút) Câu I (3 điểm): Em hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu sau: 1. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: a. Cầu thận, nang cầu thận. b. Cầu thận, ống thận. c. Nang cầu thận, ống thận. d. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận. 2. Thứ tự từ ngoài vào trong các lớp của da là: a. Lớp bì " lớp biểu bì" lớp mỡ. b. Lớp mỡ " lớp biểu bì" lớp bì. c. Lớp biểu bì " lớp bì" lớp mỡ. d. Lớp bì " lớp mỡ" lớp biểu bì. 3. Bộ phận giúp mắt có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật ở xa hay gần là: a. Màng giác b. Điểm vàng c. Thể thuỷ tinh d. Lỗ đồng tử 4. Tuyến nội tiết có vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác là: a. Tuyến giáp b. Tuyến sinh dục c. Tuyến trên thận d. Tuyến yên. 5. ở não, bộ phận ngăn cách thuỳ trán và thuỳ đỉnh là: a. Rãnh thái dương b. Rãnh đỉnh c. Rãnh đỉnh và rãnh thái dương. d. Nhân nền 6. Tua dài nhất xuất phát từ thân của tế bào thần kinh gọi là: a. Sợi nhánh b. Sợi trục c. Dây thần kinh d. Chuỗi hạch thần kinh Câu II (2 điểm): Chọn những cụm từ sau để điền vào chỗ trống ( ..) Lọc máu, bài tiết tiếp, chức năng, nước tiểu, ổn định nồng độ các chất, hấp thụ lại, nước tiểu chính thức, nước tiểu đầu. Sự tạo thành ..(1) diễn ra ở các đơn vị ..(2) của thận. Đầu tiên là quá trình ..(3) ở cầu thận để tạo thành..(4)ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình ..(5)vào máu các chất cần thiết và..(6)các chất không cần thiết có hại ở ống thận tạo ra (7) duy trì (8).trong máu. Câu III (2 điểm) Trình bày tính chất và vai trò của hoóc môn? Câu IV (1,5 điểm) Nguyên nhân nào sinh ra tật cận thị ở mắt? Em cần phòng tránh như thế nào? Câu V (1,5 điểm) Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để hình thành phản xạ có điều kiện? ========Hết======= Phòng gd & Đt sơn động đáp án và hướng dẫn chấm đề kiểm tra chất lượng học kỳ II Môn: Sinh học 8 (Thời gian làm bài 45 phút) Câu I (3 điểm): Chọn câu trả lời đúng cho các câu: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm 1- d; 2- c; 3- c; 4- d; 5 – b, 6 – b. Câu II (2 điểm) ơ Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. 1- Nước tiểu 5- Hấp thụ lại 2- Chức năng 6- Bài tiết tiếp 3- Lọc máu 7- Nước tiểu chính thức 4- Nước tiểu đầu 8- ổn định Câu III (2 điểm) Tính chất của hoóc môn: 1đ + Mỗi hoóc môn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định. + Hoóc môn có hoạt tính sinh học cao + Hoóc môn không mang tính đặc trưng cho loài - Vai trò: 1đ + Duy trì ổn định môi trường bên trong cơ thể + Điều hoà quá trình sinh lý diễn ra bình thường Câu IV (1,5 điểm) Nguyên nhân sinh ra tật cận thị ở mắt: 1đ + Nguyên nhân bẩm sinh do cầu mắt dài + Không giữ khoảng cách hợp lý trong đọc sách, truyệnlàm thể thuỷ tinh phồng, mất khả năng dãn. Cách phòng: 0,5đ + Đọc sách báo, nhìn vật, đọc truyện cần giữ khoảng cách hợp lý. Câu V (1,5 điểm) Điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện. PXCĐK được thành lập trên cơ sở của PXKĐK: (0,25đ) Phải có sự phối hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện.(0,5đ) Kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện. (0,25đ) Hệ thần kinh và giác quan của đối tượng được gây phản xạ phải bình thường.(0.5đ) ========Hết======= Phòng gd & Đt sơn động đề kiểm tra chất lượng học kỳ II Môn: Sinh học 9 (Thời gian làm bài 45 phút) Câu I (3 điểm): Em hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu sau: 1. Cho chuỗi thức ăn sau: Cỏ " chuột " rắn " đại bàng " vi sinh vật Tiêu diệt mắt xích nào sẽ gây hậu quả lớn nhất? a. Rắn b. Đại bàng c. Chuột d. Cỏ 2. Trong tự nhiên quần thể khi chỉ còn một số cá thể sống sót nếu gặp điều kiện sống thuận lợi thì khả năng nào sẽ xảy ra nhiều nhất? a. Phân tán. b. Hồi phục. c. Sinh sản với tốc độ nhanh. d. Diệt vong. 3. Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể? a. Tỉ lệ nhóm tuổi b. Tỉ lệ giới tính. c. Độ đa dạng d. Mật độ. 4. Tài nguyên không tái sinh gồm a. Quặng bôxit, than đá, đất, khí đốt. b. Quặng kẽm, than đá, khí đốt, dầu mỏ. c. Quặng sắt, dầu mỏ, khí đốt, rừng. d. Quặng thiếc, rừng, khí đốt, than đá. 5. Biện pháp phát triển dân số một cách hợp lý có hiệu quả như thế nào đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? a. Tăng nguồn tài nguyên khoáng sản. b. Tăng diện tích trồng trọt. c. Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức. d.Tăng nguồn nước. 6. Biện pháp nào sau đây được xem là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? a. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường. b. Xây dựng các nhà máy x ử lý rác thải. c. Trồng nhiều cây xanh. d. Bảo quản và sử dụng hợp lý hoá chất bảo vệ thực vật. Câu II (2.5 điểm) Môi trường sống của sinh vật là gì? Nêu các thành phần sinh thái của môi trường? Cho các sinh vật sau: ruồi, tôm, cua, ốc, gà, dê, hổ, rong đuôi chó, cây ngô, rệp cây, giun đất, sán kí sinh. Em hãy xếp các sinh vật trên vào môi trường sống của nó? Câu III (2 điểm) Tài nguyên thiên nhiên là gì? Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên? Ví dụ? Câu IV (1,5 điểm) Một quần xã sinh vật gồm các quần thể: Cỏ, hươu, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, VSV. Hãy xây dựng 5 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên? ========Hết======= Phòng gd & Đt sơn động đáp án và hướng dẫn chấm đề kiểm tra chất lượng học kỳ II Môn: Sinh học 9 (Thời gian làm bài 45 phút) Câu I (3 điểm): Em hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu sau. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm 1- a; 2- b; 3- c; 4- b; 5 – c; 6- a Câu II (2.5 điểm) Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, gồm tất cả những gì bao quanh chúng. 0,5đ Các thành phần sinh thái của môi trường: + Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: đất, nước.0,5đ + Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Gồm nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái sinh vật khác. 0,5đ Có 4 loại môi trường sống của sinh vật. Môi trường nước: Tôm, cua, ốc, rong đuôi chó. 0.25đ Môi trường trên mặt đất- không khí: Ruồi, dê, hổ. 0,25đ Môi trường trong đất: Giun đất 0,25đ Môi trường sinh vật: Giun kí sinh, rệp cây, sán kí sinh.0,25đ Câu III (2 điểm): Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống. 0,5đ Các dạng tài nguyên thiên nhiên. + Tài nguyên tái sinh: Là dạng tài nguyên có thể phục hồi sau khi khai thác hợp lý. Ví dụ: tài nguyên rừng, đất. 0,5đ + Tài nguyên không tái sinh: Là dạng tài nguyên sau một thờ gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. VD: dầu mỏ, than, khí đốt0,5đ + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là tài nguyên tồn tại vĩnh cửu, tài nguyên năng lượng sạch. VD: gió, ánh sáng mặt trời0,5đ Câu IV (2,5 điểm) Mỗi chuỗi thức ăn 0,5đ, có thể 5 chuỗi sau. Cỏ " Hươu " VSV Cỏ " Dê " Hổ "VSV Cỏ " Sâu" Chim ăn sâu" VSV Cỏ " Dê " VSV Cỏ " Hươu" Hổ " VSV ========Hết=======
File đính kèm:
- DE KT CHO HOC SINH VUNG CAO.doc