Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II - Năm học 2006 - 2007 Môn: ngữ văn - lớp 6

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II - Năm học 2006 - 2007 Môn: ngữ văn - lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II - năm học 2006 - 2007
Môn: Ngữ văn - Lớp 6 - (Thời gian làm bài: 90 phút)
Đề dành cho số báo danh chẵn:

I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Bài tập 1:
Câu 1: Nối nội dung ở cột A (Tác phẩm) với nội dung ở cột B (thể loại) cho phù hợp: 

A (Tác phẩm)

B (thể loại)
1. Bài học đường đời đầu tiên
(trích Dế Mèn phiêu lưu ký)
2. Bức tranh của em gái tôi
3. Sông nước Cà Mau
(Trích Đất rừng Phương Nam)
4. Lòng yêu nước


a. Truyện
b. Ký
c. Tuỳ bút chính luận
d. Truyện ngắn
e. Hồi ký tự truyện

Câu 2: Cho các từ: Chiến dịch, sâu sắc rộng lớn, một đêm, yêu thương, Bộ đội, nhân dân, cảm phục, chiến sĩ, yêu kính, lãnh tụ.
Hãy điền vào những chỗ trống thích hợp (đã đánh số thứ tự) trong đoạn văn sau:
	Qua câu chuyện về...........................(1) không ngủ của Bác Hồ trên đường đi .....................................(2), bài thơ đã thể hiện tấm lòng .......................................(3),
.....................................(4) của Bác Hồ với .........................................(5) và .............
.....................................(6) đồng thời thể hiện tình cảm........................................(7), 
.....................................(8) của người...............................................(9) đối với.........
.....................................(10).
Câu 3: Yếu tố nào thường có trong truyện (Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất)
A. Cốt truyện, nhân vật	C. Lời kể, cốt truyện
B. Nhân vật, lời kể	D. Cốt truyện, nhân vật, lời kể
Câu 4: Điền Đ (đúng), hoặc S (sai) vào ô trống cuối nhận định sau cho phù hợp :
“Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ “Mưa”(Trần Đăng Khoa- Ngữ văn 6T2)là tự sự”
Bài tập 2: Cho đoạn văn:
“ Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chầm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”
Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách khianh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản: 
A. Sông nước Cà Mau	C. Dế Mèn phiêu lưu ký
B. Vượt thác	D. Bức tranh của em gái tôi
Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là:
A. Võ Quảng	C. Duy Khán
B. Nguyễn Tuân	D. Đoàn Giỏi
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn là:
A. Sự thay đổi của cảnh quan thiên nhiên qua từng vùng
B. Cảnh vật thiên nhiên ở đoạn sông có nhiều thác ghềnh
Câu 4: Đoạn văn trên có số câu tồn tại là :
A. Một câu	C. Bốn câu
B. Hai câu	D. Không có câu nào
Câu 5: Đoạn văn trên sử dụng các phép tu từ:
A. So sánh và ẩn dụ	C. So sánh và nhân hoá
B. Nhân hoá và ẩn dụ	D. ẩn dụ và hoán dụ
Câu 6: Câu văn:”Đã đến Phường Rạnh” là câu:
A.Thiếu chủ ngữ
B.Thiếu vị ngữ
C.Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Bài tập 3:
Câu 1:Nhận định nào sau đây chính xác về Tố Hữu(khoanh tròn vào đầu chữ cái đứng trước câu trả lời đúng)
A.Tố Hữu là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thi ca hiện đại Việt Nam.
B.Tố Hữu là nhà cách mạng và là nhà văn nhà thơ lớn của Việt Nam.
Câu 2:Hoàn thành tiếp ý sau:
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc người nghe...........................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
II Phần tự luận:(7,0 điểm)
Câu 1:(2,0 điểm)
Qua nhân vật người anh (Bức tranh của em gái tôi-Tạ Duy Anh), em rút ra bài học gì về thái độ ứng xử trước tài năng hay thành công của người khác (trình bày bằng đoạn văn không quá 5 câu)
Câu 2: (5,0 điểm)
Viết bài văn tả lại một ngày mưa rất to ở phố em.









Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II - năm học 2006 - 2007
Môn: Ngữ văn - Lớp 6 - (Thời gian làm bài: 90 phút)
Đề dành cho số báo danh lẻ

I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Bài tập 1:
Câu 1: Nối nội dung ở cột A (Tác phẩm) với nội dung ở cột B (thể loại) cho phù hợp: 

A (Tác phẩm)

B (thể loại)
1. Vượt thác (trích Quê nội)
2. Cô Tô (trích)
3. Cây tre Việt Nam
4. Lao xao (trích tuổi thơ im lặng)

a. Ký
b. Truyện
c. Hồi ký tự truyện
d. Bút ký
e. Tuỳ bút chính luận
Câu 2: Cho các từ: Nông dân, thân thiết, nhân dân, phẩm chất quý báu, vẻ đẹp bình dị, dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, một biểu tượng.
Hãy điền vào những chỗ trống thích hợp (Đã đánh số thứ tự) trong đoạn văn sau:
Cây tre là người bạn .......................................(1) lâu đời của người..........................
.............................(2) và ..............................................(3) Việt Nam. Cây tre có.......
..............................(4) và nhiều ...................................(5). Cây tre đã thành .............
..............................(6) của............................................(7),.....................................(8).
Câu 3: Yếu tố nào thường không có trong thể ký (Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất).
A. Cốt truyện	C. Nhân vật người kể chuyện
B. Sự việc	D. Lời kể
Câu 4: Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống cuối nhận định sau cho phù hợp :

“ Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi”
Bài tập 2: Cho đoạn văn:
“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão thì nay lưới cá càng thêm nặng lưới cá giã đôi”
Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Tác giả đoạn văn trên là:
A. Võ Quảng	C. Duy Khán
B. Nguyễn Tuân	D. Đoàn Giỏi
Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn là:
A. Vẻ đẹp của Cô Tô sau cơn bão.
B. Cảnh vật trên đảo Cô Tô có sự thay đổi liên tục.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn là:
A. Tự sự.	C. Nghị luận
B. Miêu tả	D. Biểu cảm
Câu 4: Đoạn văn trên có số câu tồn tại là : 
A. Một câu	C. Bốn câu
B. Ba câu	D. Không có câu nào
Câu 5: Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ.
A. Nhân hoá	C. So sánh
B. ẩn dụ	D. Hoán dụ
Câu 6: Câu văn “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa” có số vị ngữ là :
A. Một vị ngữ	
B. Hai vị ngữ
Bài tập 3: 
Câu 1: Nhận định nào sau đâu chính xác về Nguyễn Tuân (Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng)
A. Nguyễn Tuân vừa là nhà văn vừa là nhà thơ nổi tiếng.
B. Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, sở trường về thể tuỳ bút và ký.
Câu 2: Hoàn thành tiếp ý sau:
Yêu cầu đối với người viết văn miêu tả là :...........................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
II. Phần tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ bài học đường dời đầu tiên của Dế Mèn em rút ra bài học gì cho bản thân (trình bày bằng một đoạn văn không quá 5 câu)
Câu 2: (5,0 điểm)
Viết bài văn tả lại một ngày mưa rất to ở phố em.




File đính kèm:

  • docDe kiem tra khao sat Ngu van 6 HK II.doc