Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học : 2008 - 2009 môn Vật lý khối 6

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học : 2008 - 2009 môn Vật lý khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : . 
Họ và tên : ..
SBD 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
Năm học : 2008 - 2009
Môn : Vật lý. Khối 6
Thời gian làm bài : 60 phút (Không kể thời gian giao đề)
Mã đề : 01
Chữ ký
Giám thị 1
Chữ ký
Giám thị 2
Điểm
(Bằng số)
Điểm
(Bằng chữ)
Chữ ký
Giám khảo 1
Chữ ký
Giám khảo 2
Phần I : Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1 : Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
A. Nhiệt kế rượu
C. Nhiệt kế y tế
B. Nhiệt kế thuỷ ngân
D. Cả 3 nhiệt kế trên đều dùng được
2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng.
B. Khối lượng của vật giảm.
C. Khối lượng riêng của vật tăng.
D. Khối lượng riêng của vật giảm.
3. Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
A. Hơ nóng nút
C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ
B. Hơ nóng cổ lọ
D. Hơ nóng đáy lọ
4. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây?
A. 1000C
B. 420C
C. 370C
D. 200C
5. Trong các câu sau đây; câu nào là không đúng?
A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
6. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng.
A. Lỏng; rắn, khí
C. Rắn, khí, lỏng
B. Rắn, lỏng, khí
D. Lỏng, khí, rắn
7. Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây; câu nào đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn; cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
8. Khi làm nóng 1 lượng chất lỏng đựng trong bình thuỷ tinh thì khối lượng riêng của chất lỏng thay đổi như thế nào?
A. Giảm
C. Không thay đổi
B. Tăng
D. Thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng
9. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi :
A. Nước trong cốc càng nhiều
C. Nước trong cốc càng nóng
B. Nước trong cốc càng ít
D. Nước trong cốc càng lạnh
10. Trong các đặc điểm sau đây; đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở 1 nhiệt độ xác định.
Câu 2 : Lựa chọn cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống (.) trong các câu sau :
Càng cao
Khác nhau
Không thay đổi
điểm tựa
lạnh đi
Các lực
về lực
1. Các chất khác nhau nở vì nhiệt .
2. Nhiệt độ của chất lỏng  thì tốc độ bay hơi xảy ra càng nhanh.
3. Bất kỳ chất rắn nào cũng co lại khi 
4. Đòn bẩy luôn có .. và có  tác dụng vào nó.
5. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật 
6. Khi khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của người lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng thì dùng đòn bẩy này được lợi 
Câu 3 : Các câu sau đây đúng hay sai. Nếu đúng điền (Đ); sai điền (S) vào ô c
1. Sự chuyển thể từ lỏng sang rắn gọi là sự nóng chảy c
2. Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật c
3. Sự chuyển thể từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ c 
Phần II : Tự luận.
1 : Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan?
2 : Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng.
3 : Tính xem 200C ứng với bao nhiêu 0F?
Bài làm
Đáp án + biểu điểm
Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II
Môn : Vật lý 6
Phần I : Trắc nghiệm khách quan (7 điểm).
Câu 1 :
Ý
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
D
B
B
B
B
D
A
C
D
Biểu điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2 :
1.khác nhau : 	 0,25đ
2. càng cao 	 0,25đ
3. lạnh đi 0,25đ
4. điểm tựa 0,25đ
 Các lực 0,25đ
5. không thay đổi 0,25 đ
6. về lực 0,25đ
Câu 3:
1. S 0,25đ
2. Đ 0,25đ
3. Đ 0,25đ
Phần II : Tự luận (3 điểm).
1 (1 điểm) : Mùa lạnh :
- Khi mặt trời mọc sương mù lại tan vì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng.
2 (1 điểm):
Nước nóng làm lớp trong và ngoài của cốc thuỷ tinh dày không giãn nở đều cùng 1 lúc nên gây ra nứt vỡ.
3 (1 điểm):
200C = 00C + 200C. Vậy
200C = 320F + (20 x 1,80F)
 = 680F
Ma trận đề kiểm tra học kỳ II
Môn : Vật lý 6
Đề : 01
 Mức độ
Nội dung kiến thức
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Đòn bẩy – Ròng rọc (2 tiết)
4c 1đ
Câu 2 ý 4;6
Câu 3 ý 2 
1c 0,5đ
Câu 1 ý 5
16,7%
5c 1,5đ
Sự nở vì nhiệt của các chất nhiệt kế - nhiệt giải (6 tiết)
4c 1đ
Câu 1 ý 4;6
Câu 2 ý 1;3
4c 2đ 
Câu 1 ý 1;2;3;8
2c 2đ
50%
10c 5đ
Sự nóng chảy, sự đông đặc, sự bay hơi, sự ngưng tụ (4 tiết)
4c 1đ
Câu 2 ý 2;5
Câu 3 ý 1;3
3c 1,5đ
Câu 1 ý 7;9;10
1c 1đ
33,3%
8c 3,5đ
Tổng (12 tiết)
30%
12c 3đ
40%
8c 4đ
30%
3c 3đ
100%
23c 10đ

File đính kèm:

  • docDe KTHKIIVat ly 6 Co dap anma tran(1).doc
Đề thi liên quan