Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học: 2011 – 2012 môn: Sinh học lớp 7 - Trường TH THCS Lâm Xuyên

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học: 2011 – 2012 môn: Sinh học lớp 7 - Trường TH THCS Lâm Xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH&THCS LÂM XUYấN
Lớp 7
Họ và tờn: ..
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2011 – 2012
Mụn: Sinh học – Lớp 7
Thời gian: 45 phỳt (khụng kể thời gian giao đề)
Điểm
Nhận xột của giỏo viờn
I. Trắc nghiệm (3 điểm): 
Câu 1: ở chim bồ câu một số cơ quan bị tiêu giảm để
A. Giảm trọng lượng khi bay
C. Giảm cường độ trao đổi chất
B. Tiết kiệm năng lượng
D. Giảm ma sát nội quan khi bay
Câu 2: Hiện tượng hô hấp kép ở chim là
A. Hiện tượng hô hấp ở đường dẫn khí
B. Không khí được trao đổi tại phổi hai lần
C. Số lần thở ra hít vào nhiều lần trong một phút
D. Trao đổi khí tại phổi và tại túi khí
Câu 3: Bộ ăn sâu bọ có đặc điểm gì?
A. Các ngón chân có vuốt cong dưới có đệm thịt dày
B. Thị giác rất phát triển, khứu giác kém phát triển.
C. Bộ răng nhọn, răng hàm có 3, 4 mấu nhọn
D. Chúng có số lượng ngón chân tiêu giảm.
Câu 4: Đặc điểm của bộ gặm nhấm là :
A. Bộ thú có số lượng loài lớn nhất
B. Toàn thân bao phủ bằng lông mao
C. Chúng không có răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống.
D. Thích nghi với đời sống leo trèo
Câu 5: Nhóm động vật nào dưới đây chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bám cố định:
A. Hải quỳ, đỉa, giun
B. Thủy tức, lươn, rắn
C. Sứa, lươn, giun
D. San hô, hải quỳ
Câu 6: Nhóm động vật nào có bộ phận di chuyển phân hóa thành chi năm ngón để cầm nắm:
A. Vượn, khỉ, tinh tinh
B. Khỉ, sóc, dơi
C. Sóc, vượn, chó
D. Gấu, chó, mèo
Câu 7: Những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là:
A. Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả cao, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại.
B. Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
C. Sử dụng đấu tranh sinh học gây ô nhiễm môi trường.
D. Chỉ A và B
Câu 8: Hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học là
A. Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng
B. Tiêu diệt được tất cả các loài sinh vật.
C. Hiệu quả nhanh hơn biện pháp hoá học
D. Gây ô nhiễm môi trường
Câu 9: Sắp xếp những ý nghĩa thích nghi tương ứng với từng đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ:
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Kết quả
ý nghĩa thích nghi
1. Bộ lông mao dày và xốp
1+......
A. Giữ nhiệt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn
B. Bật nhảy xa, giúp thỏ chạy khi bị săn đuổi
C. Đào hang lẩn trốn kẻ thù
D. Giúp thỏ định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù
E. Thăm dò thức ăn và môi trường
2. Chi trước ngắn có vuốt
2+......
3. Chi sau dài có vuốt
3+......
4. Mũi thính, lông xúc giác nhạy bén
4+......
Phần II. Tự luận:
Câu 1: (1,5đ) Nêu những đặc điểm của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
Câu 2: (1,5đ) Sự sinh sản của thú tiến hóa hơn so với các lớp động vật đã học ở những đặc điểm nào?
Câu 3: (1,5đ) Nêu ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh động vật? Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay với cá chép hơn? 
Câu 4: (1,5đ) Kể tên những động vật có 3 hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyển hoặc có một hình thức di chuyển?
Câu 5: (1đ) Nêu các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm?
BÀI LÀM

File đính kèm:

  • docde thi hoc ki 2 sinh7 nam 1112.doc