Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2012-2013 môn ngữ văn 7

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2012-2013 môn ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
 HUYỆN TRỰC NINH NĂM HỌC 2012-2013 
 MÔN NGỮ VĂN 7
 Thời gian:90p không kể thời gian giao đề
Phần I: Trắc nghiệm: (2đ): Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời.
 Câu 1: Các văn bản: “Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê” giống nhau ở điểm nào?
Cùng viết theo thể ký.
Cùng viết về tình cảm gia đình.
Cùng là những văn bản nghị luận.
Cùng viết về những trẻ em bất hạnh.
Câu 2: Dòng nào sau đây thể hiện một cách toàn diện nội dung của những bài ca dao đã học trong chương trình ngữ văn 7?
Thể hiện tình cảm biết ơn đối với các thế hệ sinh thành, trân trọng tình anh em ruột thịt, tình yêu và lòng tự hào đối với quê hương đất nước.
Thể hiện niềm đồng cảm với những cuộc đời đau khổ đắng cay của những người nông dân, người phụ nữ…đồng thời lại có ý nghĩa phản kháng tố cáo xã hội phong kiến.
Phê phán thói hư tật xấu những hạng người và những hiện tượng đág cười trong xã hội.
Kết hợp cả A, B, C.
Câu 3: Gia đình em muốn UBND xã (thị trấn) đền bù lại đất làm nhà. Em sẽ thay mặt gia đình viết loại văn bản nào?
Báo cáo
Kiến nghị.
Thông báo.
Đơn.
Câu 4: Nếu viết “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng xoá, man mác hương vị ngàn hoa cỏ” thì từ nào không dùng đúng nghĩa?
Hương vị.
Giọt sữa.
Trắng xoá.
Man mác
Câu 5: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào không thuộc chủ đề về con người và xã hội?
Người ta là hoa đất.
đất có lề, quê có thói.
Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
Lơn đói một đêm không bằng tằm đói một bữa.
Câu 6: Đêm ca Huế trên sông Hương được mở đầu bằng mấy nhạc khúc?
Một.
Hai.
Ba.
bốn.
Câu 7: Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh là gì?
Tiếng gà trưa.
Quả trứng hồng.
Người bà.
Nguời chiến sĩ.
Câu 8: Trong văn lập luận, phép lập luận giải thích được hiểu là gì?
Là việc kể tên các đặc điểm của một hiện tượng nào đó.
Là việc làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lí, phẩm chất, quan hệ…
Là việc chỉ ra cách thức thực hiện một công việc nào đó.
Là việc nêu lên vai trò của một sự vật hiện tượng nào đó đối với cuộc sống con người.

PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)
 Câu 1 (1,5điểm) Tìm câu bị động trong đoạn trích sau đây. Giải thích tại sao tác giả chọn cách viết như vậy?
 “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu trong rương, trong hòm.”
 (Hồ Chí Minh)

Câu 2 (1,5 điểm) Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đạt nhan đề “Sống chết mặc bay” cho truyện ngắn của mình?

Câu 3 (5 điểm) Dân gian ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Nhưng cũng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn thuyết phục các bạn ấy theo ý kiến của em.

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7CUỐI HỌC KỲ II

PHẦN I: TRÁC NGHIỆM (2đ)
HS trả lời đúng mỗi câu cho 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
D
C
D
D
A
B

PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1 . (1,5điểm) 
Các câu bị động trong đoạn trích: 
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy (0,25đ)
+ Nhưng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm (0,25đ)
- Chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó đồng thời tạo tính liên kết chặ chẽ về chủ đề (tinh thần yêu nước) giữa các câu trong đoạn văn. (1đ)
Câu 2. (1,5điểm) HS trả lời được:
- “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” là mộtc âu nói dân gian phê phán bọn người sống vô trách nhiệm trước quyền lợi, cuộc sống và tính mạng của người khác. (0,25đ)
- Phạm Duy Tốn đã dựa vào ý diễn đạt của câu nói trên để đạt nhan đề “sống chết mặc bay” cho truyện ngắn của mình là để lên án tên quan phủ bất nhân. Theo đạo đức phong kiến xưa: Quan là cha mẹ của dân, quan phải lo cho cuộc sống của muôn dân nhưng hắn chỉ biết vơ vét cho đầy túi, chỉ lo ăn chơi hưởng lạc những thú vui riêng mà không cần quan tâm đến dân, không cần biết đến nỗi khổ đau và mặc kệ cả sự sống chết của nhân dân (nên dẫn chứng) (1đ)
- Nhan đề ấy đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệmvà bản chất vô nhân đạo của bọn quan lại thời thực dân phong kiến. (0,25đ)

Câu 3 (5 điểm)
 Trình bày bài nghị luận với bố cục 3 phần.
Mở bài: (0,5đ).
Dẫn dắt và nên được vấn đề cần chứng minh là ảnh hưởng của môi trường sống đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi con người.
Trích được câu tục ngữ.
Thân bài: (4,đ)
Giải thích: (1đ)
+ Xưa mựa thường có màu đen. Nghĩa bóng là chỉ điều xấu xa tiêu cực (0,25đ)
+Đèn là vật thắp sáng. Nghĩa bóng là tượng trưng cho điều tốt lành, tích cực (0,25đ)
+ Mượn hai hình ảnh tương phản nhau là mựa và đền, câu tục ngữ đề cao đến ảnh hưởng của môi trường sống đối với việc hình thành nhân cách của mỗi con người và qua đó nhắc nhở chúng ta phải biết lựa chọn môi trường sống tốt đẹp phù hợp với sự phát triển nhân cách của mỗi bản thân (0,5đ)
* Chứng minh (2đ)
- Quan hệ gia đình:
+ Gia đình hoà thuận hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn hiếu thảo; gia đình bất hoà, con cái sẽ hư hỏng (1đ)
- Quan hệ xã hội: Giao du với kẻ xấu dễ bị nhiễm thói hư tật xấu (dẫn chứng) (1đ)
* Đánh giá mở rộng: (1đ).
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề cần chứng minh: Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến với sự hình thành nhân cách của bản thân mỗi con người (0,25đ)
- Liên hệ thực tế: Có những trường hợp: gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng, đó là do ý chí, sự rèn luyện của mỗi con người (dẫn chứng) (0,5đ)
- Đối với người chưa tốt ta không nên xa lánh mà cố gắng cảm hoá để nười đó tiến bộ. ((0,25đ)

C. Kết bài (0,5đ)
Nêu ý nghĩa bài học rút ra từ cân tục ngữ, có thể liên hệ với bản thân.

File đính kèm:

  • docde dap an ngu van 7 cuoi ki 2 20122013.doc
Đề thi liên quan