Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2012-2013 Môn Ngữ Văn 8 huyện Trực Ninh

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2012-2013 Môn Ngữ Văn 8 huyện Trực Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
 HUYỆN TRỰC NINH NĂM HỌC 2012-2013 
 MÔN NGỮ VĂN 8
 Thời gian:90p không kể thời gian giao đề
Phần I: Trắc nghiệm: (2đ): Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi đúng bàng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời.
Câu 1: Tác giả của đoạn trích: “Đi bộ ngao du: là nhà văn của nước nào?
Anh
Pháp
Tây Ban Nha
Mĩ
Câu 2: Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?
Chiếu dời đô
Hịch tướng sĩ.
Bản án chế độ thực đan Pháp
Bình Ngô đại cáo
Câu 3: Nguyên nhân mắc lỗi diễn đạt của câu: “Xuân Quỳnh, Tế Hanh đều là những nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc” là gì?
Vì Tế Hanh không phải là nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Vì tên tuốicác nhà thơ đều được viết theo một trình tự nhất định.
Vì Xuân Quỳnh không phải là nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Cả A, B, C đầu sai.
Câu 4: Trong văn bản: “ Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”” tác giả đã chỉ ra điều gì là nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì nilông có thể gậy nguy hại đến với môi trường tự nhiên?
Tính khôg phân huỷ của Pla-xtich.
Trong nilông có nhiều chất độc hại.
Khi đốt bao bì nilông, trong khói có chứa nhiều chất độc hại.
Chưa có phương pháp xử lý rác thải nilông.
Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩ của câu: “ Người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường”
Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn
Phê phán lối học thực dụng hòng cầu danh lợi.
Phê phán lỗi học thụ động, bắt chước.
Cả A, B, C đều sai.
Câu 6: Trật tự của câu nào trong những câu sau đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm.
Một chiều êm ả như ru, văng vẳg tiếng ếch, tiếng nhái ran ngoài đồng ruộng.
Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.
Tháng Tám hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn.
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.
Câu 7: Mục nào dưới đây cần có trong văn bản tường trình mà không cần có trong văn bản thông báo?
Lời mở đầu
Nơi và ngày tháng làm văn bản.
Những nội dung cụ thể.
lời cam đoan của người viết.
Câu 8: Việc kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm, tự sự trong văn nghi luận có tác dụng như thế nào?
làm cho bài văn nghi luận cụ thể hơn, sinh động và gợi cảm hơn, dó đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
Làm cho bài văn nghị luận trở nên chặt chẽ, sắc sảo hơn.
Làm cho bài văn nghị luận giàu màu sắc triết lý.
Làm cho bài văn nghị luận rõ ràng, mạch lạc và lôgic hơn.
PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)
 Câu 1 (1điểm) Hãy đặt một câu với mỗi hành động sau đây: thông báo (thuộc nhóm hành động trình bày); điều khiển (khuyên); Hỏi; Hứa hẹn.
Câu 2 (2 điểm) Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc (“Nước Đại Việt ta”), Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào? So với bài “Sông núi nước Nam” (Ngữ văn 7) đâu là những yếu tố kế thừa, đâu là những yếu tố phát triển?
Câu 3 (5 điểm) Văn học và tình thương


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 CUỐI HỌC KỲ II

PHẦN I: TRÁC NGHIỆM (2đ)
HS trả lời đúng mỗi câu cho 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
A
A
B
D
D
A

PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1 . (1 điểm) 
Yêu cầu: HS đặt câu phù hợp với mỗi kiểu hàng động
Cách cho điểm cho 0,25đ

Câu 2. (2điểm) HS trả lời được:
- Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ; phong tục tập quán; lịch sử riêng; chế độ chủ quyền riêng. Với những yếu tố căn băn này, tác giả đã đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về quôc gia, dân tộc (0,5đ)
- Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam dược xác định ở hai phương diện: Lãnh thổ và chế độ chủ quyền (0,5đ)
- so với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài Sông núi nước Nam, thì ở nguyễn Trãi, ta thấy vừa có sự kế thừa, vừa có sự phát triển và hoàn thiện sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chế độ chủ quyền riêng, ý thức độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới; đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng (0,5đ)
- Thể hiện tầm nhìn xa trông rông, ý thức về đan tộc thật sâu sắc của Nguyên trãi. (0,5đ)

Câu 3 (5 điểm)
 Trình bày bài nghị luận với bố cục 3 phần.
Mở bài: (0,25đ).
Dẫn dắt vào đề: Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lý của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới.
Nêu vấn đề: Văn học với chức năg cao cả của nó, luôn luôn ca ngợi những tấm lòng nhân ái “thương người như thể thương thân”, đồng thơi cũng lên ái những kẻ thờ ơ, dửng dưng nhẫn tâm, chà đạp lên số phận con người.
Thân bài: (4,5đ)
Mối quan hệ giữa văn học à tình thương (1,0đ)
Theo nhà phê bình văn học Hoài Thanh (trong”Ý nghĩa văn chương”) thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người…
Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương yêu và lòng nhân ái của con người…
b. Văn học ca ngợi cái đẹp, ca ngời tình thương. (2,5đ)
- Trước hết ca ngợi những tình cảm ruột thịt trong gia đình.
+ Cha mẹ yêu thương, hi sinh hết lòng vì con cái (Dẫn chứng: Người mẹ trong “Cổng trường mở ra”, người cha trong “Lão Hạc”… “Mẹ tôi”…)
+ Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trong cha mẹ. (Dẫn chứng: Chú bé Hồng trong “Trong lòng mẹ”…)
+ Anh chị em ruột thịt yêu thương đùm bọc lẫn nhau. (Dẫn chứng: Hai anh em Thành- Thuỷ trong “Cuộc chia tay của những con búp bê”).
+ Tình nghĩa vợ chồng. (Dẫn chứng: Tình cảm chị Dậu đối với chồng).
Tình cảm yêu thương với những gì gần guĩu thân thuộc xung quanh.
+ Ca ngợi tình nghĩa xóm làng. ( Dẫn chứng: Tình cảm ông giáo đối với lão Hạc, bà lão láng giềng đối với gai đình chị Dậu…)
+ Ca ngợi tình đồng nghiệp, thầy trò, bạn bè (Dẫn chứng: Ba nhân vật hoạ sĩ trong “Chiếc lá cuối cùng”, Cô giáo và các bạn của Thuỷ trong “cuộc chia tay của những con búp bê”…)
+ Ca ngợi tình yêu với những gì gần gũi trong cuộc sống: donghf sông, con đường, cánh đồng….
Mở rộng: tình yêu đồng loại, tình dân tộc. (Dẫn chứng: Ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt, trẻ em bị chất độc màu da cam…)
Văn học phê phán những kẻ thờ ơ, lạnh lùng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người (1,0đ).
Phê phán những kẻ độc ác, sống thiếu tình thương ngay trong gia đình (Dẫn chứng: Bà cô của bé Hồng trong “Trong lòng mẹ”, ông bố nghiện ngập trong “Cô bé bán diêm”…)
Phê phán những kẻ lạnh lùng độc ác ngoài xã hội (Dẫn chứng: Vợ chồng Nghị Quế; cai lệ và người nhà lý trưởng trong “Tắt đèn’, ten quan phụ mãu trong “sống chết mặc bay” những người qua đườg đêm giao thừa khi thờ ơ trước cảnh em bế bán diêm…)
C. Kết bài (0,25đ)
- Khẳng định văn học là tiếng nói của tình cảm, của tình thương.
- Vì vậy, sẽ mãi đồng hành cùng cuộc sống của mỗi con người.

File đính kèm:

  • docde dap an ngu van 8 ki 2.doc