Đề kiểm tra chất lượng kì II - Môn: Sinh học khối 9

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng kì II - Môn: Sinh học khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I.Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
 Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Trong nguyên phân NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở: 
 A. Kỳ cuối B. Kỳ đầu C. Kỳ sau D. Kỳ giữa
Câu 2: Trong giảm phân I ở kỳ giữa diễn ra:
Các NST kép co ngắn lại, đóng xoắn.
Các NST phân ly độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
Các NST kép tương đồng tập trung và xếp song song hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lượng đơn bội.
Câu 3: Trong nguyên phân NST phân ly về hai cực của tế bào ở:
 A. Kỳ đầu B. Kỳ cuối C. Kỳ sau D. Kỳ giữa
Câu 4: Các lĩnh vực của công nghệ sinh học bao gồm:
Công nghệ lên men, công nghệ tế bào, công nghệ gen
Công nghệ enzim, công nghệ xử lý môi trường.
Công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi.
Cả A, B và C.
Câu 5: Trong chọn giống phương pháp chọn lọc cơ bản là:
Chọn lọc hàng loạt. C. không phải A và B
Chọn lọc cá thể. D. Cả A và B
Câu 6: Ánh sáng có vai trò quan trọng nhất đối với bộ phận nào của cây:
 A. Rễ B. Thân C. Lá D. Hoa
Câu 7: Loài động vật nào thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường:
 A. Cá xương B. Chim C. Thú D. Cả A, B và C
Câu 8: Nhân tố sinh thái con người được tách riêng thành nhóm nhân tố sinh thái riêng vì:
Con người tiến hóa hơn các động vật khác.
Con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.
 Cả A và B đều sai.
Cả A và B đều đúng.
Câu 9: Cây bạch đàn mọc lên từ nơi quang đãng có tán rông hơn cây bạch đàn sống trong rừng vì:
Có nhiều chất dinh dưỡng.
Ánh sáng đến với cây tập trung ở phần ngọn.
Ánh sang chiếu đều tất cả các bộ phận, các phía của cây.
Cả A, B và C.
Câu 10: Mối quan hệ mà sinh vật này có lợi còn sinh vật kia không có ảnh hưởng gì gọi là mối quan hệ:
 A. Cộng sinh B. Ký sinh C. Hội sinh D. Cả A, B và C
II. Phần trắc nghiệm tự luận: (7 điểm)
Câu 1(2 điểm): Một đoạn gen B có mang thông tin cấu trúc của 1 loại protein có trình tự của Nuclêôtit như sau:
 Mạch 1: A G X G G A A T G T A
 Mạch 2: T X G X X T T A X A T
Xác định trình tự của Nuclêôtit trên đoạn mạch ARN được tổng hợp từ đoạn gen trên?
Câu 2(1,5 điểm): So sánh thường biến và đột biến.
Câu 3(2 điểm): Giã sử quần xã sinh vật có các loại sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, mèo rừng, vi sinh vật khác.
Hãy chỉ xem trong quần xã có những chuỗi thức ăn nào thiết lập được.
Vẽ lưới thức ăn của quần xã trên.
Câu 4(1,5 điểm): Ô nhiễm môi trường là gì? Những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm-mỗi câu đúng 0,3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
C
C
D
D
C
A
B
C
C
II. Phần trắc nghiệm tự luận (7 điểm):
 Câu 1(2 điểm):
 Trường hợp 1: mARN – U – X – G – X – X – U – U – A – X – A – U – (1 điểm)
 Trường hợp 2: mARN – A – G – X – G – G – A – A – U – G – U – A – (1 điểm)
 Câu 2(1,5 điểm):
Giống nhau:
 Đều là biến đổi về kích thước.(0,25 điểm)
Khác nhau:(1 điểm - mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Thường biến
- Biến dị không di truyền. 
- Mang tính đồng loạt. 
- Chỉ làm biến đổi kiểu hình không biến đổi kiểu gen.
- Phần lớn có lợi cho sinh vật, không phải là nguyên liệu cho chọn giống vì không di truyền 
Đột biến
- Biến dị di truyền.
- Mang tính cá thể.
- Biến đổi vật chất di truyền(ADN, gen).
- Phần lớn là có hại, một số biến dị là nguyên liệu cho chọn giống.
 Câu 3(2 điểm): 
 Các chuỗi thức ăn thiết lập được (1 điểm):
 Cỏ Thỏ Mèo Vi sinh vật
 Cỏ Thỏ Hổ Vi sinh vật
 Cỏ Dê Hổ Vi sinh vật
 Cỏ Sâu Chim Vi sinh vật
 Sơ đồ lưới thức ăn (1 điểm):
 Dê Hổ
 Cỏ Thỏ Mèo Vi sinh vật
 Sâu Chim
 Câu 4(1,5 điểm): 
 a) Khái niệm ô nhiễm môi trường (0,75 điểm)
 Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị bẩn đi (xấu đi).(0,25 điểm)
 Các tính chất lý hóa môi trường bị thay đổi.(0,25 điểm)
 Gây hậu quả xấu đến đời sống con người và sinh vật khác.(0,25 điểm)
 b) Biện pháp khắc phục:
 - Xử lý chất thải công nghiệp, nông nghiệp.(0,25 điểm)
 - Xử lý chất thải sinh hoạt.(0,25 điểm)
 - Không thử vũ khí hạt nhân, phòng chống cháy rừng, tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng đặc biệt là rừng phòng hộ.(0,25 điểm)

File đính kèm:

  • docDe thi hoc ki 2 nam hoc 2008 2009.doc
Đề thi liên quan