Đề kiểm tra chất lượng môn ngữ văn lớp 11 năm học 2008-2009 Trường Thpt Mỹ Lộc

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng môn ngữ văn lớp 11 năm học 2008-2009 Trường Thpt Mỹ Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục-đào tạo nam định đề kiểm tra chất lương
Trường thpt mỹ lộc môn ngữ văn lớp 11
 năm học 2008-2009

Câu 1: (2đ) Dựa vào ngữ cảnh mà truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân đã biểu hiện, hãy cho biết những thông tin cần thiết trong câu sau đây:
	“ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi”
	- Ta, thầy Quản là ai?
	- “ở đây” là ở đâu?
	- “ở đây lẫn lộn” là ý như thế nào?
	- Lời khuyên “thay đổi chốn ở” có ý gì?

Câu 2: (2đ) ý nghiã nhan đề của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”

Câu 3: (6đ): Phân tích và làm rõ ý nghĩa điển hình của hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

 



















Đáp án môn ngữ văn lớp 11
Câu 1: Căn cứ vào ngữ cảnh được Nguyễn Tuân kể trong truyện ta có thể xác định:
- Ta: là từ tự xưng của nhân vật Huấn Cao.(0.25đ)
- Thầy Quản: là từ Huấn Cao chỉ viên quản ngục. (0.25đ)
- “ở đây” là ở trong nhà ngục tỉnh Sơn – nơi làm việc của viên quản ngục, nơi vừa diễn ra cảnh cho chữ. (0.25đ)
- “ở đây lẫn lộn” là ý nói đây là chốn lao tù tối tăm, giết chóc, xấu xa. (0.25đ)
- Lời khuyên thay đổi chốn ở có ý khuyên thay đổi lối sống. (0.25đ)
Câu 2: (2đ)
- “Hạnh phúc của một tang gia” là 1 nhan đề rất “giật gân”, gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của người đọc (0.5đ).
- Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” chứa đựng mâu thuẫn trào phúng của chương truyện. Nhan đề ấy đã phản ánh rất đúng một sự thật mỉa mai hài hước: con cháu của một gia đình đại tư sản thật sự sung sướng hạnh phúc khi cụ cố tổ qua đời (1đ)
- Đám tang là 1 sự kiện buồn, mất mát lớn đối với gia đình và người thân của người quá cố. ở đó thái độ với người chết là thước đo nhân cách của người sống. Trong chương truyện này Vũ Trọng Phụng đã miêu tả một đám tang thuộc giới thượng lưu cực kì to tát và long trọng nhưng lại đầy ắp niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao --> Bản chất giả dối, vô đạo đức của xã hội và con người thời số đỏ. (0.5đ) 
Câu 3: (6đ)
- Khi phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo cần lưu ý 3 vấn đề: 
+ Quá trình tha hoá của Chí (Tuổi thơ - trưởng thành - đi tù – ra tù) (1.0đ)
+ Mối tình Chí Phèo – Thị Nở và sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo. (2đ)
+ Tình thế bi kịch (bị khước từ) dẫn đến việc giết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo. (1đ)
- ý nghĩa điển hình hình tượng nhân vật Chí Phèo (1đ)
+ Chí Phèo vừa có cá tính riêng sắc nét vừa mang tính chung phổ biến, tính khái quát rộng lớn. Tính riêng của Chí Phèo thể hiện ở lai lịch, diện mạo, hành vi... Còn tính chung phổ biến chính là con đường tha hoá (0.5đ)
+ Qua cuộc đời và số phận của Chí Phèo, người ta thấy được một quy luật: còn những thế lực thống trị bạo tàn thì con đường bần cùng hoá, rồi dẫn đến lưu manh hoá của con người dẫn đến nghèo khổ là không thể tránh khỏi. Đó là tính khái quát rộng lớn của hình tượng nhân vật. (0.5đ)
- Mở bài và kết luận (1đ)


File đính kèm:

  • docNgu van 11 2009.doc