Đề kiểm tra chất lượng ngữ văn lớp 9 học kỳ 2

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng ngữ văn lớp 9 học kỳ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KỲ 2 THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2005 -2006
Thời gian làm bài: 90 phút.
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm).
 Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
 "Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên khẽ ẩy cái bát miến trên tay Liên ra. Anh ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm nước ấm khẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình.
 Anh không dám nhìn vào mặt con. Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn - một màu tím thẫm như bóng tối…
 Chờ cho đứa con trai đã bưng thau nước xuống dưới nhà, anh hỏi Liên:
 - Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?
 Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ".
 ("Bến quê" - SGK Ngữ văn 9, tập II)
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý kiến mà em cho là đúng.
Câu 1: Truyện "Bến quê" do ai sáng tác?
	A. Nguyễn Quang Sáng
	B. Nguyễn Thành Long
	C. Nguyễn Minh Châu
	D. Lê Minh Khuê
Câu 2: Truyện "Bến quê" xuất bản vào năm nào?
	A. 1980 B. 1982 C. 1985 D. 1989
Câu 3: Tác phẩm trên thuộc thể loại gì?
	A. Truyện ngắn B. Truyện vừa
	C. Tiểu thuyết D. Truyện ngắn có tính luận đề
Câu 4: Đặt nhân vật Nhĩ vào hoàn cảnh đặc biệt (bị ốm liệt giường, mọi sinh hoạt đều phải nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh), mục đích của tác giả là:
	A. Bày tỏ sự thương cảm đối với những người lâm vào hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật.
	B. Nhắc nhở mọi người cần biết quan tâm đến những người đang bị đau ốm, khó khăn.
	C. Thể hiện, ngợi ca khát vọng sống và sức sống mạnh mẽ của con người trong hoàn cảnh bất hạnh.
	D. Chiêm nghiệm một triết lý về con người, về cuộc đời.
Câu 5: Nhân vật Nhĩ thuộc nhân vật nào?
	A. Nhân vật tính cách B. Nhân vật tư tưởng C. Nhân vật chức năng
Câu 6: Trong đoạn trích, có hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nào?
	A. Những bông hoa bằng lăng với sắc màu đậm hơn
	B. Tiếng đất lở đêm đêm
	C. Cơn lũ đầu nguồn về
	D. Cả ba phương án trên
Câu 7: Trong đoạn trích, có thành phần biệt lập nào?
	A. Thành phần phụ chú B. Thành phần cảm thán
	C. Thành phần tình thái D. Thành phần gọi đáp
Câu 8: Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống cuối nhận định sau:
 Trong đoạn trích, Liên giả vờ không nghe và không trả lời câu hỏi của chồng là vi phạm phương châm lịch sự trong giao tiếp.
Câu 9: Trong đoạn trích, tác giả sử dụng phép liên kết câu nào?
	A. Phép thế B. Phép lặp C. Cả 2 phương án trên 
Câu 10: Nối tên tác phẩm ở cột A và đặc điểm về nội dung của tác phẩm ở cột B cho thích hợp:
TT
A (Tên tác phẩm)
B (Đặc điểm về nội dung)
1
Con cò
Bài thơ là tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, cuộc đời; thể hiện ước nguyện được cống hiến cho đất nước, dân tộc.
2
Viếng lăng Bác
Bài thơ ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
3
Mùa xuân nho nhỏ
Sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận một cách tinh tế.
4
Sang thu
Bài thơ thể hiện tấm lòng thành kính thiết tha, sự xúc động sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
Câu 11: Sắp xếp các tác phẩm theo trình tự năm ra đời (hoặc năm xuất bản) từ trước đến sau:
	A. Lặng lẽ Sa Pa B. Những ngôi sao xa xôi C. Bến quê
	D. Làng E. Chiếc lược ngà
………………………………………………………………………………………………
Câu 12: Điền vào chỗ trống những nội dung thích hợp để hoàn chỉnh nhận định về giá trị bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương:
 Viếng lăng Bác thể hiện …………………………………………………………………
…………………………………….của…………………………………………………….
Bài thơ có giọng điệu………………………………………, nhiều hình ảnh……………..
…………………………………………., ngôn ngữ………………………………………
II. Phần tự luận: (7 điểm).
Câu 1: (2 điểm). Tóm tắt truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
Câu 2: (5 điểm). Phân tích khổ thơ 4, 5 trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.

---HẾT---





HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Phần này gồm 12 câu, mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
C
D
D
B
D
A
S
Câu 9: C
Câu 10: Nối như sau: 1 (A) - 2 (B) ; 3 (A) - 4 (B) ; 3 (A) - 1 (B) ; 4 (A) - 3 (B)
Câu 11: Sắp xếp theo trình tự sau: D E A B C
Câu 12: Điền vào chỗ trống các từ ngữ theo thứ tự sau:
	1/ lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc
	2/ tác giả và mọi người khi vào lăng viếng Bác
	3/ trang trọng và tha thiết
	4/ ẩn dụ đẹp và gợi cảm
	5/ bình dụ mà cô đúc
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm).
 - Học sinh biết viết một đoạn văn bản tóm tắt truyện, trình bày, diễn đạt, chữ viết rõ ràng, hợp lý. (0,5 điểm)
 - Văn bản tóm tắt nêu được những nội dung sau: (1,5 điểm)
 Ba nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ rất nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đặc biệt là mỗi lần phá bom, thần kinh hết sức căng thẳng song họ luôn luôn bình tĩnh quên cả sợ hãi, chỉ quan tâm đến bom có nổ hay không. Ở trong hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị, trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, luôn đối mặt với cái chết nhưng họ vẫn giữ được nét hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và luôn thích làm đẹp cho cuộc sống của mình như: thêu thùa, thích hát, thích ngắm mình trong gương…, đặc biệt là Phương Định - nhân vật kể chuyện. Ở phần cuối, truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật trong một lần phá bom. Nho đã bị thương và sự lo lắng, săn sóc hết lòng của đồng đội.
Câu 2: (5 điểm) Phân tích khổ 4, 5 của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (0,5 điểm)
- Giới thiệu khái quát giá trị và trích dẫn được 2 khổ thơ. (0,5 điểm)
- Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, đất nước, nhà thơ bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của mình trước mùa xuân. (0,5 điểm)
- Khổ 4: Tác giả xây dựng những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp (cành hoa, chim hót) kết hợp với biện pháp điệp từ ngữ (ta, ta làm) và lặp cấu tứ nêu sự đối ứng chặt chẽ trong bài thơ thể hiện mong muốn, khát khao cháy bỏng của tác giả được sống có ích cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên. (1,0 điểm)
- Khổ 5: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ cùng với các hình ảnh tự nhiên ở khổ 4, là hình ảnh ẩn dụ thể hiện sự sáng tạo đặc sắc của tác giả mang vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường. Với giọng thơ nhỏ nhẹ, tha thiết, phép điệp từ, đối ngữ và việc sử dụng các từ ngữ (nho nhỏ, lặng lẽ …), tất cả đều tập trung thể hiện tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ muốn dâng hiến những gì tinh túy, tốt đẹp và cả cuộc đời mình cho đất nước nhưng lại hết sức khiêm nhường, nhỏ nhẹ chứ không ồn ào, khoa trương với cái tôi đáng ghét. (1,5 điểm)
- Đoạn thơ đã thể hiện một cách chân thành, tha thiết quan niệm sống cao đẹp của tác giả với một thái độ sống rất trân trọng. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời và đối chiếu với cuộc đời tác giả, người đọc càng xúc động và khâm phục. Từ đó rút ra bài học sâu sắc về lẽ sống và cuộc đời. (1,0 điểm)
- Nếu bài văn có bố cục, trình bày, chữ viết, diễn đạt, dùng từ không rõ ràng hợp lý, tùy mức độ giáo viên xó thể trừ 0,5 đến 1,0 điểm.

--------------------------------

File đính kèm:

  • docDe kiem tra HK2 Ngu van 9.doc
Đề thi liên quan