Đề kiểm tra chất lượng ôn thi đại học lần 2 năm học 2013 - 2014 môn: lịch sử; khối c thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

doc4 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng ôn thi đại học lần 2 năm học 2013 - 2014 môn: lịch sử; khối c thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2013 - 2014 
Môn: Lịch sử; Khối C 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
 	Trình bày sự ra đời của Xô viết Nghệ - Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 - 1931. Tại sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta?
Câu 2 (2.5 điểm)
Thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954)? Những nét chính về diễn biến và kết quả của thắng lợi đó.
Câu 3 (2.5 điểm)
Nêu rõ hoàn cảnh lịch sử, kết quả của thắng lợi quân sự đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975).
II. PHẦN RIÊNG ( 3.0 điểm ) 
 Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)
A. Theo chương trình Chuẩn 
Câu 4.a (3.0 điểm)
Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) từ đầu thập niên 50 đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX.
B. Theo chương trình Nâng cao 
Câu 4.b (3.0 điểm)
Tại sao hai cường quốc Liên Xô và Mĩ lại tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh năm 1989? Nêu những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.
-----Hết-----
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:....; Số báo danh:
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
ĐÁP ÁN KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Lịch sử; Khối C
(Đáp án gồm có 03 trang)
I. LƯU Ý CHUNG:
Đáp án là những nội dung cơ bản nhất mà thí sinh phải đề cập tới, bài thi chỉ được cho điểm tối đa khi đủ ý, trình bày khoa học, lôgíc. 
II. ĐÁP ÁN:
Câu
Ý
Nội dung trình bày
Điểm
1
Trình bày sự ra đời của Xô viết Nghệ - Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 - 1931. Tại sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta?
2.0
a
Sự ra đời của Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển mạnh mẽ khắp cả nước. Từ tháng 9 - 1930, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12 – 9 – 1930.
0.25
- Trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Trong hoàn cảnh đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là “Xô viết”.
0.25
- Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9 – 1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm1930 - đầu năm 1931.
0.25
b
Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông...
- Sau khi ra đời, các Xô viết thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, điều hành mọi mặt đời sống xã hội, với chức năng một chính quyền cách mạng.
0.25
+ Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
0.25
+ Về kinh tế, chính quyền cách mạng thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; chú trọng đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau trong sản xuất. 
0.25
+ Về văn hoá - xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân, xóa bỏ các tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chèTrật tự an ninh được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong nhân dân được xây dựng.
0.25
- Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Tuy chỉ tồn tại được 4 đến 5 tháng nhưng Xô viết đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt, thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng; là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.
0.25
2
Thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954)? Những nét chính về diễn biến và kết quả của thắng lợi đó.
2.5
a
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 của quân dân Việt Nam đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954) 
0.5
b
Những nét chính về diễn biến, kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954:
- Diễn biến
+ Đợt 1, từ ngày 13 đến ngày 17 – 3 – 1954: quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 2000 tên địch.
0.5
+ Đợt 2, từ ngày 30 – 3 đến ngày 26 – 4 – 1954: quân ta đồng loạt tấn công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm như E1, D1, C1, C2, A1 Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, tạo thêm điều kiện để bao vây, chia cắt, khống chế địch. Sau đợt này, Mĩ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ. Ta kịp thời khắc phục khó khăn về tiếp tế, nâng cao quyết tâm giành thắng lợi.
0.5
+ Đợt 3, từ ngày 1 – 5 đến ngày 7 – 5 – 1954: quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm đề kháng còn lại của địch. Chiều ngày 7 – 5 – 1954, quân ta đánh vào sở chỉ huy của địch. 17 giờ 30 phút ngày 7 – 5 – 1954, tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban Tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt. 
0.5
- Kết quả: Sau gần hai tháng chiến đấu, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16200 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, hạ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. 
0.5
3
Nêu rõ hoàn cảnh lịch sử, kết quả của thắng lợi quân sự đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975).
2.5
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975), thắng lợi quân sự đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960).
0.5
- Hoàn cảnh lịch sử
+ Lực lượng cách mạng ở miền Nam được giữ gìn và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hoà bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến lên dùng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới. 
0.5
+ Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân: ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật (5 – 1959), ra Luật 10/59 Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách.
0.5
+ Tháng 1 – 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm. Hội nghị xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm.
0.5
- Kết quả
+ Tính đến cuối năm 1960, ta đã làm chủ 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ và 3200 thôn ở Tây Nguyên.
0.25
+ Từ trong phong trào “Đồng khởi”, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 – 12 – 1960) chủ trương đoàn kết toàn dân đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức những ủy ban nhân dân tự quản.
0.25
4.a
Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) từ đầu thập niên 50 đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX.
3.0
- Tháng 4 - 1951, sáu nước Tây Âu (Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu”. Tháng 3 - 1957, sáu nước trên kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).
0.5
- Tháng 7 - 1967, ba tổ chức trên được hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC). Tháng 12 - 1991, các nước thành viên EC kí Hiệp ước Maxtrích (có hiệu lực từ năm 1993) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên. 
0.5
- Các nước thành viên EU hợp tác, liên minh trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung. 
0.5
- Tháng 6 - 1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. Năm 1995, bảy nước EU huỷ bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau. 
0.5
- Tháng 1 - 1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô (EURO) đã được phát hành và đến tháng 1 - 2002 chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU, thay cho đồng bản tệ.
0.5
- Đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, EU trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới.
0.5
4b
Tại sao hai cường quốc Liên Xô và Mĩ lại tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh năm 1989? Nêu những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.
3.0
a
Nguyên nhân hai cường quốc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
0.5
- Nhiều khó khăn và thách thức to lớn đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu, Nhật Bản... Còn nền kinh tế Liên Xô lúc này ngày càng lâm vào trì trệ, khủng hoảng. Hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
0.5
b
Những biến đổi chính của tình hình thế giới
- Những năm 1989 – 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở các nước Đông Âu, Liên Xô. Với "cực” Liên Xô tan rã, trật tự thế giới hai cực sụp đổ. 
0.5
- Từ sau năm 1991, tình hình thế giới có những thay đổi to lớn và phức tạp phát triển theo các xu thế chính sau:
0.25
+ Trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.
0.25
+ Sau Chiến tranh lạnh, hầu như quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
0.25
+ Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới
0.25
+ Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và Trung Á.
0.25
- Vụ khủng bố ngày 11 – 9 – 2001 ở Mĩ đã gây ra những khó khăn, thách thức mới đối với hòa bình, an ninh của các dân tộc.
0.25
-------------HẾT-------------

File đính kèm:

  • doc7-SU-C-L2.doc