Đề kiểm tra chất lượng ôn thi đại học lần 2 năm học 2013-2014 môn: ngữ văn; khối d thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng ôn thi đại học lần 2 năm học 2013-2014 môn: ngữ văn; khối d thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2013-2014 Môn: NGỮ VĂN; Khối D Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, nhân vật nào đã nói : Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Nhân vật đã nói câu ấy trong hoàn cảnh nào? Nêu ý nghĩa của câu nói đó. Câu 2. (3,0 điểm) Bàn về những cuộc thi hiện nay dành cho giới trẻ, có ý kiến cho rằng: Vô số cuộc thi, vô số danh hiệu. Nó có thể là cơ hội với người này và nguy cơ với người khác, nhất là khi người ta trẻ. Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có ý kiến cho rằng: Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn. Lại có ý kiến cho rằng: Bài thơ thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. Từ cảm nhận về bài thơ, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng. Từ cảm nhận của mình về nhân vật, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. --------- Hết --------- Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh..............................................................;SBD......................................... SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC (Đáp án có 05 trang) ĐÁP ÁN KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 2013-2014 Môn: NGỮ VĂN – KHỐI D I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao. - Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm. II. Đáp án và thang điểm Câu Ý Nội dung trình bày Điểm 1 Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, nhân vật nào đã nói : Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Nhân vật đã nói câu ấy trong hoàn cảnh nào? Nêu ý nghĩa của câu nói đó. 2,0 1. Nhân vật đã nói câu nói trên Cụ Mết - già làng Xô Man. 0,5 2. Câu nói xuất hiện trong hoàn cảnh Sau ba năm đi lực lượng, Tnú về thăm làng. Đêm ấy, bên bếp lửa nhà ưng, cụ Mết kể cho dân làng nghe câu chuyện về cuộc đời Tnú, lịch sử đau thương, anh dũng của làng Xô Man và dặn con cháu: Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. 0,5 3. Ý nghĩa câu nói - Câu nói nêu lên một chân lý: Có áp bức thì có đấu tranh. Muốn chống lại bạo lực phản cách mạng phải dùng bạo lực cách mạng. Vũ trang nhân dân là con đường tất yếu để đấu tranh giải phóng. - Lời cụ Mết trở thành lời di huấn của thế hệ trước đối với thế hệ sau. Câu nói bộc lộ lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, ý chí quyết chiến quyết thắng với kẻ thù. 0,5 0,5 2 Bàn luận ý kiến về những cuộc thi dành cho giới trẻ hiện nay 3,0 1. Giải thích ý kiến (1,0 điểm) + Vô số: Số lượng nhiều, không đếm xuể, không kiểm soát được. + Cuộc thi: Những hoạt động được tổ chức có quy mô nhằm tìm kiếm người chiến thắng trong một lĩnh vực nào đó. + Danh hiệu: Là phần thưởng cao quý dành riêng cho cá nhân hay tập thể có thành tích cao. + Cơ hội: Dịp may, mở ra những khả năng cho thành công. + Nguy cơ: Tiềm ẩn nhiều sự bất an, nguy hiểm, có khả năng gây hại. Tóm lại, ý kiến trên vừa bàn về sự tràn lan của những cuộc thi, vừa chỉ ra ảnh hưởng có tính hai mặt của nó tới những người trẻ tuổi. 1,0 2. Bàn luận về ý kiến (1,5 điểm) Thí sinh có thể bàn luận theo các hướng khác nhau. Nếu có lập luận chặt chẽ, lí lẽ, căn cứ xác đáng, thái độ bàn luận nghiêm túc và thiện chí vẫn hoàn toàn được chấp nhận: - Các cuộc thi là cơ hội cho những người tham gia, bộc lộ những tài năng, phẩm chất của mình. Điều đó giúp cho xã hội chọn được người tài, đức trong các lĩnh vực và người dự thi sẽ có cơ hội để theo đuổi lĩnh vực mà mình có khả năng. - Các cuộc thi mở ra tràn lan, thiếu kiểm soát nhằm mang lại lợi ích cho một số tổ chức, cá nhân nào đó. Cách đánh giá đôi khi thiếu công bằng, chưa đúng năng lực của mỗi thí sinh khiến dư luận bất bình. - Các cuộc thi có mặt tích cực ở chỗ tạo được không khí lôi cuốn, hấp dẫn giới trẻ. Người dự thi trau dồi những phẩm chất, năng lực để khẳng định mình. Mặt tiêu cực ở chỗ, thi cử dễ khiến người ta chạy theo hư danh phù phiếm 1,5 3. Bài học về nhận thức về hành động (0,5 điểm) - Một mặt cần nhận thức được tính chất đúng đắn, tích cực của các cuộc thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp, khả năng thực sự của con người. Mặt khác cần thấy được tác hại của những cuộc thi vô bổ, phù phiếm. - Cần có những hành động cụ thể để duy trì và phát triển những cuộc thi thiết thực, có ý nghĩa. Biết phê phán, đấu tranh và loại trừ những cuộc thi tiêu cực. 0,25 0,25 3.a Về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có ý kiến cho rằng: Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn. Lại có ý kiến cho rằng: Bài thơ thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. Từ cảm nhận về bài thơ, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên. 5,0 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm và ý kiến(0,5 điểm) - Trước cách mạng Huy Cận là nhà thơ mới với hồn thơ hướng về vũ trụ bao la và thân phận nhỏ bé của con người. - Tràng giang là bài thơ gợi cảm hứng từ con sông Hồng vào một chiều thu năm 1939 khi tác giả còn là một sinh viên ở Hà Nội. - Hai ý kiến trên cùng bàn luận về giá trị nội dung của thi phẩm ở những thông điệp thẩm mỹ khác nhau. 0,5 2. Giải thích (0,5 điểm) - Cái tôi là biểu hiện cao độ của ý thức cá nhân, xuất hiện khi con người có nhu cầu được khẳng định, được là chính mình. Cái tôi cô đơn là cái tôi bé nhỏ, tự thu hẹp mình lại trong nỗi buồn đau, tuyệt vọng, không có người chia sẻ, giãi bày. Ở một phương diện nào đó, cái tôi cô đơn biểu hiện một lối sống có phần vị kỉ, tiêu cực. - Tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha là nhu cầu, khát vọng được giao cảm của cái tôi với con người, cuộc sống, biểu hiện tấm lòng gắn bó với đất nước, dân tộc. 0,5 3. Cảm nhận bài thơ và bình luận hai ý kiến (4,0 điểm) a. Cảm nhận bài thơ (3,0 điểm) - Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn : + Cái tôi bộc lộ nỗi sầu, nỗi buồn điệp điệp trải dài theo không gian sóng nước tràng giang, sự vô định của con thuyền xuôi mái, sự lạc loài, nổi trôi của một cành củi khô qua bao sông suối, thác ghềnh. + Nỗi sầu của cái tôi là nỗi sầu vũ trụ, luôn cảm thấy mình cô đơn bé nhỏ trước trời rộng, sông dài, trước sự trường cửu, hoang sơ không một dấu vết của sự sống (không một chuyến đò ngang, không cầu, lặng lẽ bờ xanh, bãi vàng,..), nỗi sầu trước sự rợn ngợp mênh mông, bao la, hùng vĩ (Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,..) - Bài thơ thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha : + Bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang cổ kính, hoang sơ với tầm vóc mênh mang, vô biên, đậm chất Đường thi, nhưng lại có nét quen thuộc, gần gũi, phảng phất cảnh vật sông nước trên khắp đất nước Việt Nam. Lòng quê và nỗi nhớ nhà dợn dợn theo con nước không chỉ là nỗi nhớ về một mái nhà cụ thể, mở rộng ra, đó còn là nỗi nhớ đất nước, quê hương. Cho nên, xét ở một phương diện nào đấy, Tràng giang đúng là một bài thơ ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc (Xuân Diệu). + Khát vọng tình người, tình đời, lòng yêu nước thiết tha được thể hiện một cách thầm kín qua nỗi buồn triền miên vô tận. Đó là nỗi buồn của các nhà thơ mới, nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn của dân tộc Việt Nam trong những năm ngột ngạt dưới thời thuộc Pháp. - Nghệ thuật thể hiện +Thể thơ thất ngôn, bức tranh thiên nhiên mang đậm màu sắc cổ điển và hiện đại, cách sử dụng từ láy, các biện pháp tu từ diễn tả sâu sắc, ám ảnh nỗi sầu của cái tôi cô đơn. + Cách tổ chức câu thơ theo phép đối, thi liệu của thơ Đường, xây dựng những hình ảnh mang ý nghĩa tả thực kết hợp với những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra thân phận bơ vơ, chìm nổi, vô định của những kiếp người nhỏ nhoi giữa thiên nhiên mênh mông, hiu quạnh. 0,75 0,75 0,5 0,5 0,25 0,25 b. Bình luận các ý kiến (1,0 điểm) - Cả hai ý kiến đều thể hiện sự cảm nhận chính xác về nội dung tư tưởng và tình cảm của nhà thơ trong thi phẩm. Tràng giang không chỉ là dòng sông dài rộng, đối tượng khơi nguồn cảm hứng cho Huy Cận để từ đó nhà thơ suy ngẫm về thân phận cái tôi cô đơn bé nhỏ và sự nổi trôi của kiếp người giữa dòng đời vô định mà còn thể hiện một cách kín đáo tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. - Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, đem đến một cái nhìn đầy đủ, sâu sắc, toàn diện về nội dung tư tưởng của bài thơ và làm phong phú thêm tâm hồn bạn đọc. 0,5 0,5 3.b Về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng. Từ cảm nhận của mình về nhân vật, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. 5.0 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) - Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và người nông dân. - Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Một trong những thành công của tác phẩm này là Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật thị - người phụ nữ khốn cùng trong nạn đói. 0,25 0,25 2. Giải thích ý kiến (0,5 điểm) - Người phụ nữ cùng đường, liều lĩnh: Người phụ nữ bị dồn đẩy vào một hoàn cảnh nghiệt ngã, không lối thoát, trở nên táo bạo trong ngôn ngữ và hành động, dường như không còn ý thức được về nhân cách và phẩm giá của mình. - Người phụ nữ giàu nữ tính và khát vọng: Người phụ nữ có nhiều nét đẹp dịu dàng, nhân hậu, nhiều mơ ước, khát khao. 0,25 0,25 3. Cảm nhận về nhân vật thị và bình luận hai ý kiến (4,0 điểm) a. Cảm nhận về nhân vật thị (3,0 điểm) - Người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh (1,0 điểm) + Thị là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường: Thị cùng mấy người con gái khác đã phải ngồi vêu ở cửa nhà kho để nhặt hạt rơi hạt vãi. Ngoại hình của thị tiều tuỵ với áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Cái đói đã dồn đẩy thị vào hoàn cảnh nghiệt ngã, phải tìm mọi cách để có thể sống sót qua ngày. + Thị là người phụ nữ liều lĩnh: Thị bám vào mấy câu hò vu vơ của một người đàn ông xa lạ, đòi ăn một cách thẳng thừng và ăn một cách thô tục, không ý tứ. Đỉnh điểm của sự liều lĩnh ấy là việc theo khôngTràng về làm vợ. - Người phụ nữ giàu nữ tính và khát vọng (1,5 điểm) + Thị giàu nữ tính: Trên con đường từ chợ về nhà, thị rón rén e thẹn đi sau Tràng chừng ba bốn bước, xóc xóc lại tà áo; trước những cặp mắt đổ dồn về phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia... Nữ tính còn thể hiện rõ hơn vào buổi sáng hôm sau, thị trở nên hiền hậu và đúng mực không còn vẻ gì chao chát và chỏng lỏn. Thị biết vun vén, chăm sóc gia đình. + Thị giàu khát vọng: Đó là khát vọng vượt qua nạn đói thê thảm, có một tổ ấm gia đình đơn sơ, hạnh phúc và một tương lai tốt đẹp. - Nghệ thuật thể hiện (0,5 điểm) + Nhân vật được đặt vào một tình huống truyện độc đáo, lối trần thuật tự nhiên, hấp dẫn làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách. + Nhân vật được khắc hoạ sinh động, thể hiện tâm lý tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng đậm cá tính, thể hiện hơi thở của đời sống lao động bình dân. 0,5 0,5 1,0 0,5 0,25 0,25 b. Bình luận hai ý kiến (1,0 điểm) - Hai ý kiến đề cập đến những phương diện khác nhau về tính cách nhân vật. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến hoàn cảnh trớ trêu đối với thân phận con người, ý kiến thứ hai khẳng định vẻ đẹp tâm hồn sâu xa của người nông dân Việt Nam dẫu bị đẩy vào đường cùng vẫn khao khát hạnh phúc, hướng tới tương lai. - Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của nhân vật và tư tưởng của nhà văn. 0,5 0,5 Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào sự vận dụng đáp án một cách khoa học và linh hoạt của người chấm. HẾT..
File đính kèm:
- 6-VAN D-L2.doc