Đề kiểm tra chung ngày 19/01/2013 môn: ngữ văn 12 ( chương trình chuẩn) (thời gian 90 phút – không kể thời phát đề)

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chung ngày 19/01/2013 môn: ngữ văn 12 ( chương trình chuẩn) (thời gian 90 phút – không kể thời phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT AN MỸ ĐỀ KIỂM TRA CHUNG Ngày 19/01/2013 
GV: Văn Thị Bích LIên MÔN: Ngữ văn 12( Chương trình chuẩn))
 (Thời gian 90 phút – không kể thời phát đề) 
 ......................................
I. Mục tiêu đề kiểm tra :
 - Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 bài viết số 2 : Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi , một đoạn trích văn xuôi ,học kỳ 2. Hai tác phẩm : Vợ chồng A-Phủ của Tô Hoài. Vợ Nhặt của Kim Lân.
 - Nội dung bài kiểm tra chung : 
 + Kiểm tra kiến thức của học sinh đọc – hiểu của học sinh 
 + Nghị luận văn học: Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi , một đoạn trích văn xuôi qua hai tác phẩm : Vợ chồng A Phủ.
 - Mục đích : đánh giá năng lực học hiểu tác phẩn văn học với câu hỏi tư duy đọc-hiểu. 
 - Hình thức tự luận
 - Thời gian làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
III. Thiết lập ma trận
KHUNG MA TRẬN ĐỀ - ĐỀ KIỂM TRA CHUNGLỚP 12
 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN; MÔN : NGỮ VĂN
 Mức độ

Chủ đề
Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



 Cấp độ thấp
Cấp độ cao






Chủ đề 1
Đọc hiểu văn học


Câu hỏi tư duy 
-Tác giả Tô Hoài tác phẩm Vợ Chồng A-Phủ của Tô Hoài , Vợ Nhặt của Kim Lân.
- Đọc chi tiết SGK
Tìm hiểu về tác phẩm : 
Vợ Chồng A-Phủ của Tô Hoài , Vợ Nhặt của Kim Lân. Hiểu biết chi tiết SGK có ý nghĩa như thế nào?Nghĩa thực nghĩa ẩn. 
Số câu: 1
3,d
Chủ đề 2
 Làm văn

Nghị luận Văn học




Biết cách làm bài nghị luận một tác phẩm, một đoạntrích văn xuôi 
Phân tích nhân vật : Mị, Nhân vật A-Phủ, Nhân vật Bà Cụ Tứ, Nhân vật Thị .Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Số câu 
Số điểm Tỉ lệ 70 %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 1
Số điểm: 7,0

Số câu: 1
7,0 điểm=70% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %

Số câu: 1
Số điểm: 3,0
30%
Số câu: 1
Số điểm: 
7,0
70%
Số câu: 2
Số điểm: 10
100%
 
....................................................................................................................................................

 TRƯỜNG T	HPT AN MỸ ĐỀ THI KIỂM TRA CHUNG NH 2012 – 2013
 MÔN : NGỮ VĂN – LỚP : 12 (Ban cơ bản)
 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề 
 --------------------------------------------------------------
 Câu 1. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (3 điểm)
 Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ( Ngữ văn 12 , Tập II NXB Giáo dục Việt Nam 2011, việc Mị nhìn thấy “ dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xạm lại ” của A-Phủ diễn ra trong hoàn cảnh nào ? Sự việc ấy có ý nghĩa gì đối với tâm lí của nhân vật Mị ? Nêu ý nghĩa của hành động Mị cắt dây trói cho A phủ cả hai trốn sang Phiền Sa. ( 3điểm )
 Câu 2. PHẦN RIÊNG- PHẦN TỰ CHỌN ( 7 ĐIỂM).
 Câu 2a.Theo chương trình Cơ bản: ( 7 điểm) 
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị (Truyện ngắn: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) trong đêm tình mùa xuân để thấy rõ nhân vật này có sức sống tiềm tàng và khát vọng sống hạnh phúc.
 Câu 2b. Theo chương trình nâng cao. (7 điểm )
 Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn “Vợ nhặt”. ( Kim Lân.)
……………………………………………………………………..
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHUNG 2012– 2013 
 MÔN : NGỮ VĂN – LỚP : 12 ngày 19/01/2013
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm

Câu1






Câu1 : PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 
 Hoàn cảnh diễn ra Mị nhìn thấy dòng nước mắt của A-Phủ ;ý nghĩa của sự việc ấy đối với tâm lí của nhân vật Mị. Nêu ý nghĩa của hành động Mị cắt dây trói cho A phủ cả hai trốn sang phiền sa.
3đ

 a/ Hoàn cảnh diễn ra Mị nhìn thấy dòng nước mắt của A-Phủ ;ý nghĩa của sự việc ấy đối với tâm lí của nhân vật Mị. 
(1đ)

- Do sơ ý làm mất bò A- Phủ bị Thống lí Pha tra trói đứng ,bỏ mặc đói ,rét mấy đêm liền giữa sương muối khắc nghiệt ở Hồng Ngài.Còn Mị sau bao năm bị đọa đày cùng cực Mị đã trở nên trai lì mất hết ý thức về cuộc sống. 
- Những đêm trước mặc dù vẫn thức dạy thổi lửa , hơ tay, nhìn thấy A Phủ bị trói nhưng Mị vẫn dửng dưng ,vô cảm. Đêm ấy trong nỗi bất lực, bế tắc và tuyệt vọng, đúng lúc ấy Mị nhìn sang và bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ.
0,5


0,5

b/ Sự việc ấy có ý nghĩa gì đối với tâm lí của nhân vật Mị ? 
( 1đ )

- Việc nhìn thấy dòng nước mắt của A phủ là khởi đầu cho sự thay đổi lớn trong tâm hồn của Mị.Mị nhớ lại lần mình cũng bị hành hạ như thế, mà thương mình thương người, đồng cảm với nỗi khổ, nỗi tuyệt vọng của A phủ người cùng cảnh ngộ. 
- Từ sự đồng cảm ấy Mị đã hiểu rõ sự độc ác và tàn bạo của cha con thống lí Pha tra,lòng trắc ẩn, sự đồng cảm, tình người , đã thức dạy sức mạnh cho Mị khiến Mị liều mình cắt dây trói cứu A phủ.
0,5


0,5

 c/ Nêu ý nghĩa của hành động Mị cắt dây trói cho A phủ cả hai trốn sang phiền sa. 
( 1đ )

- Mị đã nhận ra tội ác của bọn thống trị, ở Miền núi. “ thương mình” đến “ thương người”, “ cứu người và tự cứu mình”, thoát khỏi kiếp sống nô lệ. 
- Phản ánh con đường tự giải phóng và khả năng cách mạng của người dân Miền núi đồng thời ca ngợi vẻ đẹp sức sống tiềm tàng ,mãnh liệt của họ. 
0,5

0,5

Lưu ý : Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng nhưng phải các dung trên .GV chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đảm bảo các nội dung trên. 


 Câu 2. PHẦN RIÊNG- PHẦN TỰ CHỌN ( 7 ĐIỂM)

 Câu 2




 Câu 2a. ( 7 điểm) : Chương trình Cơ bản:
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị (Truyện ngắn: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) trong đêm tình mùa xuân để thấy rõ nhân vật này có sức sống tiềm tàng và khát vọng sống hạnh phúc.
* Yêu cầu về kỹ năng:
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học: phân tích tâm trạng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, với thành công trong việc khắc phục tính cách, tâm trạng nhân vật Mị, học sinh có thể trình bày vấn đề theo các cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:


A/ Mở bài : 	
- Giới thiệu tác giả Tô Hoài.
- Khái quát tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
- Dẫn đề : diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.
0,5điểm

B/Thân bài :
1/ Cảnh ngộ của Mị khi ở Hồng Ngài :
- Mị là một cô gái người Mông xinh đẹp, hồn nhiên, yêu đời, có tài thổi sáo. Vì món nợ truyền kiếp, Mị đã bị cướp làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra.(DC). Lúc đầu có ý định phản kháng ( bằng lá ngón ) sau đó lẻ loi như gắn vào những vật vô tri vô giác (DC ), chấp nhận kiếp sống trâu ngựa mất hết ý thức vào cuộc sống.
2/ Tâm trạng và hành động của Mị trước cảnh mùa xuân và ngày hội :
- Trước đêm mùa xuân, do bị đọa đày, Mị bị đối xử hết sức tồi tệ chẳng khác gì con vật, phải làm việc quanh năm suốt tháng chẳng lúc nào được nghỉ ngơi Mị bị đày đọa cả thể xác lẫn tâm hổn.( Dẫn chứng )Mị trở thành người phụ nữ vô hồn, mất cả cảm giác về thời gian và không gian…….
- Xuân về, tết đến sau mùa gặt, một sức sống bừng lên ở Hồng Ngài với những sinh hoạt vui tươi, đầm ấm, những sắc màu rực rỡ và âm thanh náo nức của núi rừng đã làm bừng dậy sức sống và khát vọng hạnh phúc tuổi trẻ của Mị (những suy nghĩ ngôn ngữ độc thoại và hành động)
Diễn biến tâm trạng, tính cách Mị	
- Nghe tiếng sáo → Mị nhẩm lại bài hát. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo theo Mị.
- Mị uống rượu ừng ực từng bát → men rượu nồng nàn → Mị thấy phơi phới. Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi.
- Mị đốt đèn, ngọn đèn làm sáng, ấm lên gian buồng tối tăm, lạnh lẽo.
- Hơi rượu, tiếng sáo Mị nửa tỉnh, nửa say → Mị muốn chơi, Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa.
- Bị A Sử trói đứng vào cột, tóc Mị vẫn xõa xuống. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, không biết mình bị trói. Hơi rượu nồng nàn, Mị nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, đám chơi. Mị vùng bước, nhưng tay chân không cựa được. 
3/ Tâm trạng và hành động của Mị khi bị trói :
- Hành động của A Sử chỉ trói được thể xác của Mị, ngăn cản hành động đi chơi của Mị chứ không thể dìm xuống cái sức sống mãnh liệt vẫn đang dâng lên trong người Mị. Trong bóng tối, “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Tâm hồn Mị vẫn sống trong không khí của ngày hội, sống với lời ca tiếng hát ngọt ngào. Mị vùng bước đi “ nhưng tay chân đau không cựa được”. Mị ý thức được cảnh ngộ, thân phận hiện tại của mình và “ thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.
- Suốt đêm, Mị lúc mơ lúc tỉnh. “ Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ”. Đến sáng, Mị bừng tỉnh và cựa quậy xem mình còn sống hay đã chết. Tâm trạng lo sợ ấy đã thể hiện ý thức về sự sống, sức sống đã trỗi dậy trong lòng Mị để sau này có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt để thoát ra khỏi cảnh nô lệ khổ đau.
à Chốt ngệ thuật, nội dung.
- Tô Hoài đã thành công trong việc xây dựng nhân vật điển hình, mà tính cách, hành động, ngôn ngữ phù hợp với tâm trạng nhân vật. Đoạn văn thấm đượm chất trữ tình, đậm đàm màu sắc dân tộc miền núi.
Cuộc trỗi dậy ấy như một đợt sóng dâng lên rồi tan ra. Nó không làm mảy may thay đổi cuộc đời Mị. Nhưng từ đó, sóng ngầm vẫn không mất. Nó sẽ tuôn trào thành những đợt sóng mới, mãnh liệt hơn lúc nào hết, bằng chứng là hành động cởi trói cho A Phủ và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài sau này.
6đ

0,5đ


0,5đ





2,5đ








1đ





0,5đ




1đ




c/ Kết bài :
- Đánh giá sự thành công của Tô Hoài trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”, nhất là qua đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình xuân (đoạn “tuyệt bút”).
- Liên hệ, so sánh suy nghĩ của bản thân.

0,5
Câu 2b
 Câu 2b :Chương trình nâng cao.
 Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
* Yêu cầu về kỹ năng:
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học: phân tích tác phẩm. Với kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt trôi chảy. Biết cách lựa chọn những chi tiết chính để làm rõ yêu cầu của đề. Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Từ việc hiểu biết và nắm bắt những nội dung chính của tác phẩm “Vợ nhặt”, học sinh có thể tiến hành bằng nhiều cách, tuy nhiên phải làm nổi bật khía cạnh: giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Có thể dàn ý sau:
7đ

a/ Mở bài :
- Giới thiệu tác giả Kim Lân.
- Khái quát tác phẩm “Vợ nhặt”. (Hoản cảnh sáng tác, chủ đề...)
- Dẫn đề chuyển ý.
0,5

b/ Thân bài :
1/ Giải thích “khái niệm giá trị nhân đạo”
- Giá trị nhân đạo: là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với những nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồng con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của nó.
2/ Vợ nhặt là tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc :
a/ Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm đối với cuộc sống bi đát của người nông dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta :
Hình ảnh xóm ngụ cư trong ngày đói.(DC)
 - Hình ảnh anh Tràng và người vợ nhặt giữa nạn đói (DC)
+ Tràng xuất hiện…..
+ Người vợ nhặt thì
à Tác giả cho thấy sự hủy hoại mạnh mẽ của cái đói đối với con người, sự khắc nghiệt của cuộc sống đói khổ, thái độ chua xót đến cực độ vì cái nghèo, cái đói đã làm con người ta trở nên rẻ rúng.
b/ Tác phẩm đi sâu khám phá và nâng niu trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người :
Những khao khát hạnh phúc của Tràng.
Ý thức bám lấy sự sống mạnh mẽ ở người vợ nhặt.
Ý thức vun đắp cho cuộc sống ở các nhân vật
c/ Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc vào phẩm giá, vào lòng nhân hậu của con người :
Tấm lòng nhân hậu, thương người của Tràng.(DC)
Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ.(DC)
Khi về làm vợ, làm dâu, người vợ nhặt cũng đã thay đổi.
Niềm hi vọng về một cuộc đổi đời ( DC)
3/ Đánh giá chung :
Nhân đạo trong Vợ nhặt không chỉ là nhân đạo mang tính truyền thống như yêu thương, bênh vực quyền sống cho con người rồi lại đi vào bế tắc như văn học trung đại và văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945. Kim Lân vượt qua giới hạn đó để trở thành nhân đạo cách mạng. Đó là niềm tin tưởng sâu sắc ở người lao động, tin tưởng vào khả năng và khát vọng sống mạnh mẽ của họ.
Nhà văn cũng chỉ ra con đường hướng đến tương lai cho những người nông dân nghèo đó là phải đến với cách mạng và làm cách mạng.

6đ
0,5đ


1đ





0,5

1đ


1,5đ





1,5đ

c/ Kết bài :
- Nhận xét về giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuất của tác phẩm
- Liên hệ, so sánh
- Bài học bản thân

0,5
Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải bảo đảm các nội dung trên.


File đính kèm:

  • docDE DA KT CHUNG MON VAN 12.doc
Đề thi liên quan