Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn ngữ văn 10 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn ngữ văn 10 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO VIÊN: NGHUYỄN THỊ THU TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ THI KHỐI 10 MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn Cộng 1. Văn học: Văn bản văn học: “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm). “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão). “Cảnh ngày hè” (Nguyễn Trãi). 1 câu 2 điểm 1 câu 2 điểm (20%) Tiếng việt Nêu khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và Chỉ ra dấu hiệu của Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao: 1 câu 2 điểm 1 câu 2 điểm (20%) Làm văn Nghị luận văn học về Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi: Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão: Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm; Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. - Làm một bài nghị luận văn học. 6 điểm. 1 câu 6 điểm (60%) Tổng số câu: 1 câu 2 điểm (20%) 1 câu 2 điểm (20%) 1 câu 6 điểm (60%) 3 câu 10 điểm (100%) 2. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ 1: Câu 1 (2 điểm): Trình bày nội dung và nghệ thuật bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du). Câu 2 (2 điểm): Ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao sau: Mình về có nhớ ta chăng, Ta về ta nhớ hàm răng mình cười. Câu 3 (6 điểm): Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,Dân giàu đủ khắp đòi phương. (Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi) ĐỀ 2: Câu 1 (2 điểm): Trình bày nội dung và nghệ thuật bài thơ “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Câu 2 (2 điểm): Ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao sau: Hỡi cô yếm trắng lòa xòa Lại đây đập đất trồng cà với anh. Câu 3 (6 điểm): Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. (Tỏ lòng- Phạm Ngũ Lão) ĐÁP ÁN: ĐỀ 1: Câu Đáp án Điểm Câu 1 (2,0 điểm) - Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp. 2,0 Câu 2 (2,0 điểm) * NNSH ( khẩu ngữ, ngôn ngữ hội thoại,…) là khái niệm chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hằng ngày mà con người dùng để thông tin, suy nghĩ, trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng những nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống . 1,0 * Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao: Mình về có nhớ ta chăng, Ta về ta nhớ hàm răng mình cười. - Từ xưng hô: mình – ta. 0,5 - Ngôn ngữ đối thoại: “… có nhớ ta chăng”. 0,25 - Lời nói hằng ngày: “ mình về… ” 0,25 Câu 3 (6,0 điểm) .MB: Dẫn luận và trích dẫn yêu cầu của đề một cách hợp lí, lôgic… 1,0 TB:* Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống. - Bức tranh ngày hè sinh động và đầy sức sống. +Tính sinh động: kết hợp giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người, cảnh vật. 1,0 - Trạng thái cảnh ngày hè. + Về thời gian: Cảnh vật đang ở cuối ngày (lầu tịch dương). Nhưng sự sống thì không dừng lại.nhà thơ dùng các động từ: đùn đùn, giương ,phun như có một cái gì thôi thúc từ bên trong đang ứa căng, tràn đầy không kìm lại được " Đầy sức sống. 0,25 +Sư giao cảm tinh tế giữa nhà thơ và cảnh vật. 0,25 + Nhà thơ đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng. 0,25 +Biết hoà màu sắc ,âm thanh, đường nét theo qui luật của cái đẹp trong hội hoạ, âm nhạc " Bức tranh thiên nhiên có hình, có hồn, gợi tả, sâu lắng. 0,25 * Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. - Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống. 1,0 - Tấm lòng ưu ái với dân với nước. 1,0 3.KB:Khái quát nội dung và nghệ thuật. 1,0 ĐỀ 2: Câu Đáp án Điểm Câu 1 (2,0 điểm) Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. 2,0 Câu 2 (2 điểm) - NNSH ( khẩu ngữ, ngôn ngữ hội thoại,…) là khái niệm chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hằng ngày mà con người dùng để thông tin, suy nghĩ, trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng những nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống. 1,0 - Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao sau: Hỡi cô yếm trắng lòa xòa Lại đây đập đất trồng cà với anh. - Từ xưng hô: cô – anh. 0,5 - Ngôn ngữ đối thoại: “ hỡi cô… ”. 0,25 - Lời nói hằng ngày: “lại đây… ” 0,25 Câu 3 (6 điểm) 1.MB: Dẫn luận và trích dẫn yêu cầu của đề một cách hợp lí, lôgic… 1,0 TB :- Hình tượng con người và quân đội thời Trần. * Câu 1: Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần . - Hành động: Cắp ngang ngọn giáo (hoành sóc). Cây trường giáo như phải đo bằng chiều ngang của non sông. 0,25 " Tư thế rắn rỏi, tự tin, kiêu hùng, hiên ngang, sẵn sàng trấn giữ đất nước. 0,25 => Hình ảnh con người mang tầm vóc vũ trụ, xông xáo tung hoành, bất chấp nguy hiểm, với một tư thế hiên ngang, kì vĩ, sẵn sàng trấn giữ đất nước. 0,5 * Câu 2: Hình tượng “ba quân” - quân đội thời Trần . - Ba quân: + Quân đội nhà Trần (nghĩa hẹp). + Sức mạnh dân tộc (nghĩa rộng). 0,25 - Sức mạnh: Như hổ báo. 0,25 - Khí thế: Nuốt trôi trâu. 0,25 =>Hai câu thơ đầu mang vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng mang tầm voc vũ trụ, được lồng trong hình tượng dân tộc, đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thời đại nhà Trần. Đây chính là vẻ đẹp và sức mạnh của hào khí Đông A. 0,25 Hai câu cuối: Nỗi lòng của tác giả. * Quan niệm về nợ công danh: - Theo quan niệm PK làm trai trong xã hội PK phải lập công (sự nghiệp) để được ghi danh (lưu lại tiếng thơm) đến muôn đời. 0,5 - Công danh chính là món nợ phải trả của kẻ làm trai, trả xong nợ công danh là hoàn thành nghĩa vụ với dân, với đời với dân với nước.=> Lập công danh là lí tưởng sống của nam nhi thời PK. Đó là một tư tưởng tích cực. 0,5 * Thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu Vũ hầu: tức Gia Cát Lượng, người thời Tam quốc, người có công giúp Lưu Bị khôi phục nhà hán. 0,5 Đó là cái thẹn của một người có khát vọng lớn, nhân cách lớn, nỗi thẹn của mọt người có trách nhiệm với dân với nước. 0,5 KB: Khái quát nội dung và nghệ thuật . 1,0
File đính kèm:
- KT HKI Van 10 (Thu).doc