Đề kiểm tra cuối học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Thắm

doc15 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Thắm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẮK XÚ
Khối : 4
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Toán
(Thời gian: 40’)
Bài 1: Viết vào chỗ chấm :
a) Số “ Bảy trăm hai mươi ba nghìn chín trăm ba mươi sáu” viết là :
..
b) Số “ Chín trăm bốn mươi ba nghìn một trăm linh ba” viết là :
..Bài 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 
a) Trong các số : 59 876 ; 651 321 ; 499 873 ; 902 011, số lớn nhất là :
A. 59 876  B. 651 321  C. 499 873  D. 902 011
b) Số thích hợp viết vào chỗ chấm để 900 cm2 = dm2 là :
A. 9 B. 90 C. 9000 D .90000
c) Số thích hợp viết vào chỗ chấm để 400 kg =  tạ là:
A. 40000 B. 4000 C. 40 D. 4
d) Giá trị của biểu thức 102 x 16 + 102 x 4 là :
A. 2004 B. 2400 C. 2040 D.6936
e) Hình tam giác có góc vuông là :
 (1) (2) (3) (4) 
A. Hình (1) B. Hình (2) C. Hình (3) D. Hình (4)
Bài 3 : Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống : A
- AH là đường cao của hình tam giác ABC 
- AB là đường cao của hình tam giác ABC 
 B H C 
Bài 4: Cho các số 3200 ; 4236 ; 2529 ; 5066 :
a) Các số chia hết cho 2 là : 
b) Các số chia hết cho 3 là : 
a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 là : ...
a) Số chia hết cho 3 mà không chia hết cho 2 là : ...
Bài 5 :Đặt tính rồi tính :
a) 72356 + 9345 b) 37821 – 19456 c) 4369 x 208 d) 10625 : 25 
Bài 6 : Tìm x :
x x 405 = 86265
Bài 7: Một đội công nhân trong hai ngày sửa được 3450 m đường. Ngày thứ nhất sửa được ít hơn ngày thứ hai 170 m đường. Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được bao nhiêu mét đường ?
THANG ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN:
Bài 1. (0.5 điểm). Viết đúng số trong mỗi câu được 0.25 điểm.
723 936 b) 943 103
Bài 2. (2,5 điểm). Khoanh đúng vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.
a) D	b) A	c) D	d) C	e) B
Bài 3. (0,5 điểm). Ghi đúng mỗi câu được 0.25 điểm.
	a) S	 b) Đ
Bài 4. (1 điểm). Ghi đúng mỗi câu được 0.25 điểm.
3200 ; 4236 ; 5066	b) 4236 ; 2529
c) 4236	d) 2529
Bài 5.(3 điểm). Đặt tính và thực hiện phép tính đúng mỗi câu a), b) được 0,5 điểm, mỗi câu c), d) được 1 điểm. Kết quả là: 
 a) 72356 b) 37821 c) 4369 d) 10625 25
	 + 9345 – 19456 x 208 062 425 
 82701 18365 34952 125
 8738 0 
 908752
Bài 6.(0,5 điểm). 
x x 405 = 86265
 x = 86265 : 405 
 x = 213
Bài 7.(2 điểm). 
 Bài giải
 Ngày thứ nhất sửa được là: (0,25 điểm)
 (3450 – 170) : 2 = 1640(m) (0,5 điểm)
 Ngày thứ hai sửa được là: (0,25 điểm)
 1640 + 170 = 1810 (m) (0,5 điểm)
 Đáp số: 1640 m (0, 5 điểm)
 1810 m
* HS có thể giải bằng nhiều cách khác nhau. GV dựa vào đáp án để chấm điểm cho HS.
.........................o0o............................
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẮK XÚ
Khối 4
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Tiếng Việt
I/ Kiểm tra đọc:
1/ Đọc thành tiếng: (Sách TV4, tập 1). Giáo viên cho học sinh bốc thăm, đọc và TLCH về nội dung đoạn của một trong các bài tập đọc sau:
- Ông Trạng thả diều : Từ “ Vào đời vua Trầnthì giờ chơi diều”, trang 104.
- Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi : “ Bưởi mồ côikhông nản chí”, trang 115. 
- Vẽ trứng : Từ “ Ngay từ nhỏkhổ công mới được”, trang 120.
- Người tìm đường lên các vì sao :Từ “Đúng là quanh năm bay tới các vì sao”, trang 125. 
- Văn hay chữ tốt : Từ “ Sáng sángvăn hay chữ tốt”, trang 129. 
- Chú đất nung : Từ “ Tết trung thu  lọ thủy tinh”, trang 134.
- Cánh diều tuổi thơ : Từ “Ban đêm  khát khao của tôi”, trang 146.
- Kéo co : Từ “ Kéo co là một trò chơingười xem hội”, trang 155.
- Trong quán ăn “ Ba cá bống” : Từ “ Vừa lúc ấy nhanh như mũi tên”, trang 159.
- Rất nhiều mặt trăng : Từ “ Ở vương quốc nọcủa nhà vua”, trang 163.
2/ Đọc thầm và làm bài tập : 30’
Ông Trạng thả diều
	Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
	Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
	Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
	Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
 * Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ?
A. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. 
B. Chú bé rất ham thả diều.
C. Chú sinh ra trong một gia đình nghèo.
Câu 2. Nguyễn Hiền ham học như thế nào ?
A. Ngày nào Hiền cũng phải đi chăn trâu.
B. Cậu nhờ thầy giáo đến nhà dạy riêng cho mình.
C. Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ, đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.
Câu 3. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều” ?
A. Vì chú rất ham thả diều.
B. Vì chú đỗ Trạng nguyên khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.
C. Vì chú biết làm diều từ lúc còn bé.
Câu 4. Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên ?
A. Tuổi trẻ tài cao. 
B. Công thành danh toại. 
C. Có chí thì nên.
Câu 5. Câu “ Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. ” bộ phận nào là chủ ngữ?
A. Mỗi lần có kì thi ở trường
B. chú
C. chú làm bài vào lá chuối khô
Câu 6. . Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
A. vi vút, lao xao
B. mảnh gạch, vi vút
C. kì thi, lao xao
Câu 7. Bài văn trên có mấy danh từ riêng?
A. Hai danh từ riêng (là từ.......................).
B. Ba danh từ riêng (là từ........................).
C. Bốn danh từ riêng (là từ........................).
Câu 8. Câu “ Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.” có mấy động từ? 
 	A. Một động từ (là từ.......................).
 	B. Hai động từ (là từ.......................).
 	C. Ba động từ (là từ.........................).
II. Kiểm tra viết : 
1/ Chính tả : 15’( Nghe - viết )
Cánh diều tuổi thơ
 Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng . Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin; “ Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
2/ Tập làm văn : 25’
 Đề bài : Viết một đoạn văn tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
THANG ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN:
I. Phần đọc: 10 điểm
1/Đọc thành tiếng: ( 5đ )
 - Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1điểm
 - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu, dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa :1điểm
 - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1điểm
 - Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( 80 tiếng / phút ) : 1điểm
 - Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1điểm
2/ Đọc thầm : ( 5đ )
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
A
C
B
C
B
A
C
C
Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm.
Câu 7, câu 8 mỗi câu đúng được 1 điểm. HS chỉ khoanh mà không ghi đúng 4 danh từ riêng (Trần Thái Tông, Nguyễn Hiền, Trạng (nguyên), (nước)Nam), 3 động từ (kinh ngạc, học, hiểu) chỉ được mỗi câu 0,5 điểm.
II/ Phần viết : 10 điểm
1/ Chính tả : ( 5điểm )
 Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp (5đ).
 Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5điểm. 
 Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, trừ 1điểm toàn bài. 
2. Tập làm văn:(5điểm)
	- HS viết được đoạn văn miêu tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích theo yêu cầu đã học.
	- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
	- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
	* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẮK XÚ
Khối : 4
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: ĐÞa lÝ
(Thời gian: 35’)
Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
a) Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
 A. cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu
 B. thấp, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng
 	 C. cao, đỉnh nhọn, sườn thoải, thung lũng rộng và sâu
	 D. thấp, đỉnh nhọn, sườn thoải, thung lũng hẹp và sâu
b) Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây: 
 A. lúa và cao su
 B. chè và lúa
 C. chè và cây ăn quả
 D. cây ăn quả và cao su
c) Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là :
 A. Thái, Mông, dao.
 B. Ba-na, Ê-đê, Gia-rai
 C. Tày, Nùng
 D. Kinh
Câu 2 : Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát ? Đánh dấu X vào ô trước ý em chọn.
	a) Không khí trong lành, mát mẻ
	b) Nhiều nhà máy, khu công nghiệp
	c) Nhiều phong cảnh đẹp
	d) Nhiều công trình phục vụ cho nghỉ ngơi, du lịch
Câu 3 : Điền vào ô 	chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.
Điều kiện để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước là :
	a) Đất đai phù sa màu mỡ
	b) Nguồn nước dồi dào
	c) Khí hậu lạnh quanh năm
	d) Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm trồng lúa
Câu 4 : Quan sát bảng số liệu về độ cao của các cao nguyên sau :
Cao nguyên
Độ cao trung bình
Kon Tum
500m
Đắk Lắk
400m
Lâm Viên
1500m
Di Linh
1000m
Dựa vào bảng số liệu, hãy sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao :
..................................................................................................................................................
Câu 5 : Vì sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu ở nước ta ?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
Câu 1 : 3 điểm. Mỗi ý đúng được 1 điểm.
	a) A	b) C	c) B
Câu 2 : 1 điểm. 
Đánh dấu X vào Ý b)
Câu 3 : 2 điểm. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
	a) Đ	b) Đ	c) S	d) Đ
Câu 4 : 2 điểm. 
	Thứ tự cần điền là : Đắk Lắk, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên
Câu 5 : 2 điểm. 
- Hà Nội là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
- Hà Nội có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước.
- Hà Nội còn có nhiều nhà máy làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nhiều trung tâm thương mại, giao dịch như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện, ...
 ----------------------------o0o------------------------------------
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẮK XÚ
Khối : 4
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Lịch sử
(Thời gian: 35’)
Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
a) Nước Văn Lang ra đời vào:
 A. Năm 700 trước Công nguyên
 B. Năm 218 trước Công nguyên
 C. Năm 40
b) Kĩ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa của người dân nước ta ở thời kì : 
 A. Thời kì nước Văn Lang
 B. Thời kì nước Âu Lạc
 C. Thời kì nước Đại Việt
c) Nguyên nhân Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa là :
 A. Do Thi Sách( chồng bà Trưng Trắc) bị Tô Định giết hại.
 B. Do quan quân đô hộ nhà Hán bắt dân ta phải theo phong tục và luật pháp của người Hán.
 C. Do Hai Bà Trưng căm thù quân xâm lược.
B
Hai bà trưng
Lý Thường Kiệt
Đinh Bộ Lĩnh
Ngô Quyễn
Lý Công Uẩn
Câu 2 : Hãy nối mỗi sự kiện ở cột A với tên một nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng.
A
Dẹp loạn 12 sứ quân
Cưỡi voi ra trận (năm 40)
Dời đô ra Thăng Long
Tiêu diệt quân Nam Hán trên sông bạch Đằng
Chống quân xâm lược nhà Tống
Câu 3 : Điền vào ô 	chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.
Đinh Bộ Lĩnh đã làm được những việc gì ?
	Thống nhất được giang sơn, lên ngôi Hoàng đế.
	Đánh tan quân xâm lược nhà Tống.
	Đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no cho nhân dân.
	Chấm dứt thời kì đô hộ phong kiến phương Bắc, mở đầu cho thời kì độc lập dân tộc lâu dài cho đất nước ta.
Câu 4 : Chọn và điền các từ ngữ : quan trọng, kinh thành, đạo Phật, rộng rãi vào chỗ (...) của đoạn văn sau cho phù hợp.
	Dưới thời Lý, đạo Phật được truyền bá .......... trong cả nước. Các vua nhà Lý như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý nhân Tông đều theo ........... . Nhiều nhà sư được giữ cương vị ................trong triều đình. Thời Lý, Chùa mọc lên khắp .........., làng xã.
Câu 5 : Nêu ý nghĩa của chiến thắng bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo?
................
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
Câu 1 : 1,5 điểm. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
	a) A	b) B	c) C
Câu 2 : 2,5 điểm. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
A
Dẹp loạn 12 sứ quân
Cưỡi voi ra trận (năm 40)
Dời đô ra Thăng Long
Tiêu diệt quân Nam Hán trên sông bạch Đằng
Chống quân xâm lược nhà Tống
B
Hai bà trưng
Lý Thường Kiệt
Đinh Bộ Lĩnh
Ngô Quyễn
Lý Công Uẩn
Câu 3 : 2 điểm. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm theo thứ tự : Đ, S, Đ, S.
Câu 4 : 2 điểm. Mỗi từ điền đúng được 0,5 điểm theo thứ tự là: rộng rãi, đạo Phật, quan trọng, kinh thành.
Câu 5 : 2 điểm. 
Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng Vương đã cấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong ki ến phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của đất nước.
 ----------------------------o0o------------------------------------
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẮK XÚ
Khối : 4
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: KHOA HỌC
(Thời gian: 35’)
Câu 1 : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
a). Để có cơ thể khỏe mạnh, bạn cần :
Ăn nhiều thịt, cá.
Ăn nhiều hoa quả.
Ăn nhiều rau xanh.
Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí.
b). Người bị mắc bệnh bướu cổ là do :
Thiếu muối i-ốt.
Thừa muối i-ốt
Cả A và B đều đúng.
Cả A và B đều sai.
c). Tính chất nào sau đây không phải là của nước ?
Trong suốt
Có hình dạng nhất định
Không mùi
Chảy từ cao xuống thấp
d). Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước ?
Hạn chế tắm giặt.
Uống ít nước đi.
Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước ; không xả rác, nước thải vào nguồn nước.
Dùng nước sạch.
Câu 2 : Điền vào ô 	 chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.
Để phòng tránh tai nạn đuối nước, chúng ta cần :
	a) Tập bơi khi có đủ các phương tiện cứu hộ
	b) Đi bơi một mình
	c) Lội qua suối khi trời mưa lũ
	d) Đậy nắp chum, vại, bể nước, giếng nước
đ) Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối...
	e) Đi tắm khi người đang ra mồ hôi
	g) Dùng phao bơi khi tắm biển
Câu 3 : Chọn và điền các từ ngữ : bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy vào chỗ (...) của của sơ đồ sau cho phù hợp cho phù hợp.
Nước ở thể lỏng
 .... (1) .... (2)
 Hơi nước Nước ở thể rắn
 .... (4) .... (3)
 Nước ở thể lỏng
Câu 4 : Để đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa, chúng ta cần làm gì ?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
Câu 1 : 2 điểm. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
	a) D	b) A	c) B	d) C
Câu 2 : 3,5 điểm. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
	a) Đ	b) S	c) S	d) Đ	đ) Đ	e) S	g) Đ	
Câu 3 : 2 điểm. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
	Thứ tự 1, 2, 3, 4 cần điền là : ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy, bay hơi.
Câu 4 : Để đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa, chúng ta cần :
	- Giữ vệ sinh ăn uống, ăn uống sạch sẽ (0,75 điểm).
	- Giữ vệ sinh cá nhân : rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện (0,5 điểm).
	- Giữ vệ sinh môi trường : sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ; xử lí phân, tác thải đúng cách ; diệt ruồi, muỗi thường xuyên (0,75 điểm).
 Đắk Xú, ngày 27 tháng 07 năm 2009
 Người ra đề:
 Phạm Thị Thắm 

File đính kèm:

  • docDE KT CUOI KI I LOP 4.doc