Đề kiểm tra cuối học kì I Đọc hiểu Lớp 5

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I Đọc hiểu Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên :  Lớp : 
KIỂM TRA ĐỌC HIỂU - ĐỀ 1
*Đọc bài văn sau :
 Đà Lạt, một buổi chiều cuối tháng năm, mưa giông vừa tạnh. Mặt trời hé nắng vàng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc.
 Tôi mở cửa ra bao lơn nhìn sang rừng thông. Tôi để ý nhìn những cây thông cao, không nứt nẻ, cành sần sùi, cong queo một cách mĩ thuật không ngờ. Dưới chân cây, cỏ dại mọc dày, cao, lá thon, dọc ngang, lá đan dày um tùm.
 Tôi nhìn ra xa hơn. Hồ Đà Lạt lặng im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông xanh. Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như làm châm vào da, tất cả nhè nhẹ đưa óc tôi liên tưởng đến phong cảnh xứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng qua sách vở. Vấn vương trên phong cảnh, tôi còn nghe phảng phất dòng nhạc của “Jeam Sibéleus”, người nhạc sĩ đã hô hấp được cái hương vị của rừng thông âm u liên tiếp, của hồ nước lặng màu ngọc bích, của cảnh sắc đặc biệt xứ Phần Lan.
 Tôi đang mơ màng tưởng tượng thì chợt vang lên tiếng chim hoàng oanh hót. Tôi đưa mắt nhìn xem chim đậu ở đâu mà hót. Mỗi lần nghe tiếng chim hoàng oanh là tôi nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây nhẹ như bông. Đà Lạt có chim hoàng oanh hót là điều tôi không bao giờ ngờ. Nhưng kìa, trên một cây thông gãy có một chú hoàng oanh nhỏ đang mổ vỏ thông tìm mồi. Mình chim thon thon, lông mượt, màu vàng nghệ, thật hoà hợp với giọng hót ấm áp. Óc tôi đột nhiên thấy êm ái vô cùng.
*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau :
1.Nên chọn tên nào cho bài văn?
a.Một buổi sáng Đà Lạt	b.Một buổi chiều Đà Lạt	c.Những âm thanh ở Đà Lạt
2.Những vật nào không được tác giả miêu tả trong bài?
a.đồi núi	b.tiếng chim	c.cây thông	d.suối	e.hồ nước	g.thời tiết
3.Thời tiết ở Đà Lạt như thế nào?
a.Nóng ẩm	b.Mát mẻ	c.Lạnh và khô
4.Nghe tiếng hoàng oanh hót, tác giả liên tưởng đến điều gì?
a.Màu nắng của những ngày đẹp trời	b.Rừng thông xanh và mặt hồ màu ngọc bích
c.Những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây nhẹ như bông
5.Không gian của Đà Lạt lúc này có đặc điểm gì?
a.sôi động, náo nhiệt	b.lắng đọng, trầm buồn	c.yên tĩnh, thơ mộng
6.Từ “tưởng tượng” thuộc loại từ gì?
a.danh từ 	b.động từ	c.tính từ
7.Câu “Óc tôi đột nhiên thấy êm ái vô cùng” có :
a.3 từ đơn, 3 từ ghép	b.3 từ đơn, 1 từ ghép, 2 từ láy	c.3 từ đơn, 2 từ ghép, 1 từ láy
8.Từ “trong” ở 2 cụm từ “không khí nhẹ và trong” và “trong không khí mát mẻ” có quan hệ với nhau như thế nào?
a.là hai từ đồng âm	b.là một từ nhiều nghĩa	c.là hai từ đồng nghĩa
9.Quan hệ từ trong câu “Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ châm vào da thịt” là :
a.của, vào	b.và, vào	c.của, và
10.Chủ ngữ trong câu “Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ châm vào da thịt” là :
	a.Cảnh bao la	b.Cảnh bao la của núi rừng	
	c.Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ
11.Câu “Đà Lạt, một buổi chiều cuối tháng năm, mưa giông vừa tạnh” có mấy trạng ngữ?
	a.1 trạng ngữ	b.2 trạng ngữ	c.không có trạng ngữ 
12.Trong đoạn có một đại từ xưng hô, đó là từ nào?
	a.tôi	b.chim hoàng oanh	c.người nhạc sĩ
13.Trong câu “Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như làm châm vào da, tất cả nhè nhẹ đưa óc tôi liên tưởng đến phong cảnh xứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng qua sách vở” có một đại từ thay thế, đó là từ nào?
	a.tôi	b.tất cả	c.phong cảnh
14.Vị ngữ trong câu “Tôi mở cửa ra bao lơn nhìn sang rừng thông” là :
 a.mở cửa ra bao lơn	b.nhìn sang rừng thông	c.mở cửa ra bao lơn nhìn sang rừng thông
Tên :  Lớp : 
KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN
Đề bài : 
Cảm xúc về mẹ bao giờ cũng thiêng liêng. Em hãy tả lại người mẹ của thân yêu của mình với lòng biết ơn sâu sắc

File đính kèm:

  • dockiem tra doc hieu cuoi ki 1.doc