Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Đề 2 - Năm học 2013-2014

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Đề 2 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT- KHỐI 3
Lớp: Năm học: 2013 - 2014 
 Thời gian: 60 phút
Điểm
Điểm đọc:	
Điểm viết:..
Lời phê của GV
GV coi KT:
GV chấm KT
A / KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT( 5 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Hũ bạc của người cha
 1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để giành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lường biếng.
Một hôm, ông bảo con :
 - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !
 2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mất hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng :
 - Đây không phải tiền con làm ra.
 3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ giám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
 4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt :
 - Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
 5. Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo :
 - Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
( Truyện cổ tích Chăm)
A. I Đọc thành tiếng : Đọc một trong năm đọan văn của văn bản(1,5 điểm)
A. II Đọc thầm và làm bài tập( khoảng 15- 20 phút) (4 điểm)
Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây :
1/ Ông lão người Chăm buồn vì : (0,5 điểm)
 a. Ông đã già.
 b. Con trai của ông bị bệnh.
 c. Con trai của ông lười biếng.
2/ Ông lão muốn con trai trở thành người : (0,5 điểm)
 a. Người học giỏi.
 b. Người đi làm kiếm thật nhiều tiền cho gia đình.
 c. Người chăm chỉ, biết tự kiếm được bát cơm để nuôi bản thân.
3/ Khi con mang tiền về lần thứ nhất, ông lão : (0,5 điểm)
 a. Đem ném vào l ửa.
 b. Đem vứt xuống ao.
 c. Đem cất vào tủ.
4/ Thái độ của ông lão khi thấy con thay đổi : (0,5 điểm)
 a. Giận giữ
 b. Ông cười chảy nước mắt vì quá đổi vui mừng.
 c. Ông rất lo lắng
5/ Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con không sợ bỏng mà thọc tay vào lửa lấy ra là vì : (0,5 điểm)
 a. Anh muốm đem số tiền dành dụm suốt ba tháng để gửi lại cho mẹ mình.
 b. Anh muốn dùng số tiền đó để nuôi sống gia đình mình.
 c. Anh quý và tiếc những đồng tiền mà mình rất vất vả mới kiếm được.
6/ Trong câu : “Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền”từ chỉ hoạt động là : (0,5 điểm)
 a. Làm lụng.
 b. Vất vả.
 c. Đồng tiền.
7/Gạch dưới bộ phận“thế nào ?” trong câu sau : (0,5 điểm)
 Một nông dân người Chăm rất siêng năng.
8/ Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện. (0,5 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN (5 điểm)
I/.Chính tả : Nghe - viết (2,5 điểm) ( khoảng 15 phút)
 Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Đôi bạn ” SGK Tiếng Việt 3 tập 1B trang 82 
(từ: “ Hai năm sau.đến nườm nượp”)
II/ Tập làm văn: (2điểm) ( khoảng 35 phút)
Hãy viết một bức thư có nội dung thăm hỏi, báo tin với một người mà em quý mến( như: ông, bà, chú, bác, cô, dì, cô giáo cũ, bạn cũ)
 Bài làm
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 Môn: Tiếng Việt – Lớp 3
Năm học: 2013- 2014
I/ Đọc thầm và làm bài tập(4 điểm)
Đúng mỗi ý (0,5điểm)
Câu 1: ý c. Con trai của ông lười biếng.
Câu 2 : ý c. Người chăm chỉ, biết tự kiếm được bát cơm để nuôi bản thân.
Câu 3 : ý b. Đem vứt xuống ao.
Câu 4 : ý b. Ông cười chảy nước mắt vì quá đổi vui mừng.
Câu 5 : ý c. Anh quý và tiếc những đồng tiền mà mình rất vất vả mới kiếm được.
Câu 6: ý a. Làm lụng.
Câu 7 :
Một nông dân người Chăm rất siêng năng.
Câu 8: Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
II/ Kiểm tra viết chính tả và viết văn( 5 điểm)
1. Chính tả: ( 2 điểm)
- Trình bày đúng bài chính tả theo thể thức văn xuôi, không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng ( 2điểm) 
- Một lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu, vần, dấu câu; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,2 điểm
2. Tập làm văn:( 3 điểm)
- Viết được bức thư có nội dung giống như đề bài yêu cầu ( đảm bảo đúng theo hình thức một bức thư). Dùng từ diễn đạt thành câu, rõ ý, sử dụng dấu câu hợp lí, viết đúng chính tả được 3điểm.
* Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt, chữ viết mà giáo viên có thể cho các mức điểm sau: 3 -2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5 điểm.

File đính kèm:

  • docDe Kiem tra cuoi ky ITieng Viet lop 32.doc