Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2008-2009 - Sở GD&ĐT Tiền Giang
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2008-2009 - Sở GD&ĐT Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Lớp: Họ tên học sinh: Thứ ngày tháng .. năm .. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2 008 – 2 009 MÔN KIỂM TRA: Tiếng Việt (đọc hiểu) – Lớp 3 Thời gian làm bài: 30 phút. Các em nhỏ và cụ già Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? – Một em trai hỏi. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi: - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ? Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp: - Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu. Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm. Một lát sau, xe buýt đến. Giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo mãi mới ra về. Theo Xu-khôm-lin-xki Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: Trong bài đọc, đám trẻ con ra về vào buổi: a sáng b trưa c chiều d tối 2. Trên đường về các em nhìn thấy: a một người đứng tuổi b một cụ già c một bác nông dân d một em nhỏ 3. Trong ánh mắt của cụ già, các bạn nhỏ nhận thấy có vẻ: a buồn bã b u sầu c ân hận d suy tư 4. Sau khi hỏi, các em nhỏ nhận thấy trong đôi mắt cụ già: a sự vui vẻ b sự hạnh phúc c sự bình tĩnh d những tia ấm áp 5. Sau khi nghe cụ nói, tâm trạng của đám trẻ: a suy tư b buồn rầu c lặng đi d hạnh phúc 6. Trong câu: “ Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.” “Mặt biển” được so sánh với: a sáng trong b ngọc thạch c khổng lồ d tấm thảm ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN CHÁNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2 008 – 2 009 MÔN : Tiếng Việt (Viết) - Lớp 3 Thời gian làm bài: - Chính tả: 20 phút; - Tập làm văn: 35 phút. (Không kể thời gian đọc và chép đề) I. Chính tả ( 5 điểm) Bài viết: Đôi bạn Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê. Mỗi sáng, mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp ./. Nguyễn Minh * Cách tiến hành: Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau: - Đọc cả bài viết cho học sinh nghe; - Đọc từng từ, cụm từ cho học sinh viết (2-3 lần); - Đọc cả bài cho học sinh dò lại bài viết. II. Tập làm văn (5 điểm) Đề bài: Dựa vào các gợi ý dưới đây, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến. Gợi ý: a/ Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi? b/ Người đó làm nghề gì? c/ Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào? d/ Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào? * Cách tiến hành: Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau: - Đọc đề và ghi đề bài lên bảng lớp; - Học sinh không cần chép lại đề bài và tự làm bài HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2 008 – 2 009 Môn : Tiếng Việt – Lớp 3. I. Đọc hiểu (4.0 điểm): * Học sinh khoanh tròn chữ cái trước ý đúng nhất ghi điểm như sau: * Đáp án – Biểu điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án c b b d c d Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 1.0 II. Viết (10 điểm): Chính tả + Tập làm văn. 1. Chính tả (5.0 điểm): - Bài viết không mắc lỗi chính tả, trình bày đúng hình thức, chữ viết rõ ràng, chân phương, sạch đẹp: 5.0 điểm; Sai mỗi lỗi chính tả (âm đầu, vần, tiếng, viết hoa không đúng qui định) trừ 0.5 điểm; Sai mỗi lỗi chính tả (dấu thanh) trừ 0.25 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (5.0 điểm): a/ Đảm bảo các yêu cầu sau được 5.0 điểm: - Viết được đọan văn ngắn kể về một người hàng xóm mà em yêu quý theo các gợi ý của đề bài, độ dài đoạn viết từ 5 đến 7 câu. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. - Trình tự hợp lí, diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. b/ Tuỳ theo mức độ làm bài của học sinh, sai sót về ý, từ, câu, kỹ năng diễn đạt, chữ viết có thể ghi các điểm sau: 4.5 - 4.0 - 3.5 - 3.0 - 2.5 - 2.0 - 1.5 - 1.0 - 0.5. Bài viết trình bày không sạch, không đẹp, chữ viết không đúng qui định trừ cả bài viết 1.0 điểm. Cách tính điểm học kì môn Tiếng Việt: Điểm kiểm tra đọc = điểm kiểm tra đọc thành tiếng + điểm kiểm tra đọc hiểu; Điểm kiểm tra viết = điểm kiểm tra chính tả + điểm kiểm tra tập làm văn; Điểm kiểm tra môn Tiếng Việt = (điểm kiểm tra đọc + điểm kiểm tra viết):2. * Ghi chú: Điểm kiểm tra đọc và viết: Không làm tròn số (lấy đến 2 chữ số thập phân). Điểm kiểm tra Tiếng Việt được làm tròn như sau: Nếu phần thập phân nhỏ hơn 0.5 thì làm tròn thành 0 (không); Nếu phần thập phân bằng hoặc lớn hơn 0.5 thì làm tròn thành 1.0 (một). .
File đính kèm:
- DE THI LOP 3HKI.doc