Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2009-2010 - Sở GD&ĐT Tiền Giang
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2009-2010 - Sở GD&ĐT Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học........................................ Lớp: ................ Họ tên học sinh: ....................................... Thứ ........ ngày tháng .. năm... .. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2009 - 2010 MÔN KIỂM TRA: Tiếng Việt (Đọc hiểu) – Lớp 3 Thời gian làm bài: 30 phút. Nhà rông ở Tây Nguyên Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái. Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế. Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng. Từ gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ mười sáu tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung ở nhà rông để bảo vệ buôn làng. Theo Nguyễn Văn Huy Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: 1. Để chống được gió bão, chứa được nhiều người khi sinh hoạt, để voi đi qua không đụng sàn, ngọn giáo không vướng mái khi xây dựng nhà rông cần phải chắc và: a đẹp b to c cao 2. Gian đầu nhà rông là nơi dùng để: a hội họp b thờ cúng c múa hát 3. Trung tâm của nhà rông là nơi dùng để: a thờ thần làng b ngủ của trai làng c hội họp và tiếp khách 4. Trong các gian của nhà rông, nơi được bài trí trang nghiêm nhất là: a gian đầu b gian thứ ba c gian giữa 5. Nơi ngủ tập trung của trai làng để bảo vệ buôn làng được bố trí tại: a gian thứ ba b gian đầu c gian giữa 6. Nhà rông ở Tây Nguyên đã thể hiện: a tính vui vẻ của người Tây Nguyên b tính hiếu khách của người Tây Nguyên c nét đẹp văn hoá của người Tây Nguyên 7. Trong câu: “ Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.”, “Mặt biển” được so sánh với: a sáng trong b khổng lồ c tấm thảm ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN CHÁNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm h ọc: 2009 - 2010 MÔN : Tiếng Việt (Viết) - Lớp 3 Thời gian làm bài: - Chính tả: 20 phút; - Tập làm văn: 35 phút. (Không kể thời gian đọc và chép đề) I. Chính tả ( 5 điểm) Đêm trăng trên Hồ Tây Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đoá hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt Phan Kế Bính * Cách tiến hành: Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau: - Đọc cả bài viết cho học sinh nghe; - Đọc từng từ, cụm từ cho học sinh viết (2-3 lần); - Đọc cả bài cho học sinh dò lại bài viết. II. Tập làm văn (5 điểm) Đề bài: Dựa vào các gợi ý dưới đây, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của cha (mẹ hoặc người thân của em) đối với em. Gợi ý: a/ Giới thiệu người em định kể (cha hoặc mẹ hoặc người thân). b/ Lý do vì sao em chọn người ấy để kể. c/ Tình cảm của cha (mẹ hoặc người thân) đối với em như thế nào? d/ Tình cảm của em đối với cha ( mẹ hoặc người thân) như thế nào? đ/ Em phải làm gì để đáp lại tình cảm cao quý ấy? * Cách tiến hành: Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau: - Đọc đề và ghi đề bài lên bảng lớp; - Học sinh không cần chép lại đề bài và tự làm bài. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2009 - 2010 Môn : Tiếng Việt – Lớp 3. I. Đọc hiểu (4.0 điểm): * Học sinh khoanh tròn chữ cái trước ý đúng nhất ghi điểm như sau: * Đáp án – Biểu điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án c b c a a c c Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 II. Viết (10 điểm): Chính tả + Tập làm văn. 1. Chính tả (5.0 điểm): - Bài viết không mắc lỗi chính tả, trình bày đúng hình thức, chữ viết rõ ràng, chân phương, sạch đẹp: 5.0 điểm; Ø Sai mỗi lỗi chính tả (âm đầu, vần, tiếng, viết hoa không đúng qui định) trừ 0.5 điểm; Ø Sai mỗi lỗi chính tả (dấu thanh) trừ 0.25 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (5.0 điểm): a/ Đảm bảo các yêu cầu sau được 5.0 điểm: - Viết được đoạn văn ngắn kể về tình cảm của cha (mẹ hoặc người thân của em) đối với em theo các gợi ý của đề bài, độ dài đoạn viết từ 5 đến 7 câu. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. - Trình tự hợp lí, diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. b/ Tuỳ theo mức độ làm bài của học sinh, sai sót về ý, từ, câu, kỹ năng diễn đạt, chữ viết có thể ghi các điểm sau: 4.5 - 4.0 - 3.5 - 3.0 - 2.5 - 2.0 - 1.5 - 1.0 - 0.5. Bài viết trình bày không sạch, không đẹp, chữ viết không đúng qui định trừ cả bài viết 1.0 điểm. Cách tính điểm học kì môn Tiếng Việt: Ø Điểm kiểm tra đọc = điểm kiểm tra đọc thành tiếng + điểm kiểm tra đọc hiểu; Ø Điểm kiểm tra viết = điểm kiểm tra chính tả + điểm kiểm tra tập làm văn; Ø Điểm kiểm tra môn Tiếng Việt = (điểm kiểm tra đọc + điểm kiểm tra viết):2. * Ghi chú: v Điểm kiểm tra đọc và viết: Không làm tròn số (lấy đến 2 chữ số thập phân). v Điểm kiểm tra Tiếng Việt được làm tròn như sau: ü Nếu phần thập phân nhỏ hơn 0.5 thì làm tròn thành 0 (không); ü Nếu phần thập phân bằng hoặc lớn hơn 0.5 thì làm tròn thành 1.0 (một).
File đính kèm:
- Tieng Viet 3 HK120092010.doc