Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Huỳnh Việt Thanh

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Huỳnh Việt Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Huỳnh Việt Thanh
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2013
Lớp: 3....
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK I
Họ và tên: .........................................................................................
Năm học: 2013 - 2014
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP BA
Chữ ký người coi
Chữ ký người chấm bài
Chữ ký người chấm lại bài
Câu 1 .............
Câu 2 .............
Câu 3 .............
Câu 4 .............
Câu 5 ............
Câu 6 .............
Câu 7 .............
Câu 8 .............
Câu 9 .............
Câu 10 .............
Câu 11 .............
Câu 12 .............
Câu 13 .............
Câu 14 .............
Điểm bài làm
Điểm bài làm ghi bằng chữ ...................................................................................................... ; ghi bằng số à
Câu 1 .............
Câu 2 .............
Câu 3 .............
Câu 4 .............
Câu 5 ............
Câu 6 .............
Câu 7 .............
Câu 8 .............
Câu 9 .............
Câu 10 .............
Câu 11 .............
Câu 12 .............
Câu 13 .............
Câu 14 .............
Điểm chấm lại
 Điểm chấm lại ghi bằng chữ ...................................................................................................... ; ghi bằng số à
Nhận xét của người chấm bài
......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
Nhận xét của người chấm lại
..................................................................
..................................................................
...............................................................................................
I. KIỂM TRA ĐỌC
 Đọc thầm và làm bài tập bài
Đất quý, đất yêu
1. Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó, vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.
2. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi:
- Tại sao các ông lại phải là như vậy?
Viên quan trả lời:
- Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
3. Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô-pi-a.
Truyện Dân gian Ê-ti-ô-pi-a
 Dựa vào nội dung bài tập đọc, hãy khoanh vào chữ cái các câu trả lời đúng trước mỗi ý đây:
1. Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?
a. Hai người khách đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi.
b. Hai người khách được vua mời vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý.
c. Hai người khách bị vua cho xuống tàu về nước.
2. Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra?
a. Viên quan tịch thu tất cả tài sản của hai người.
b. Viên quan sai người cạo sạch đất ở đế giày của hai người khách.
c. Viên quan báo hai người khách dừng lại và không cho xuống tàu.
3. Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ?
a. Vì người Ê-ti-ô-pi-a coi đất của quê hương họ là thiêng liêng, cao quý.
b. Vì người Ê-ti-ô-pi-a sợ dơ tàu khi có hành khách mang giày bám đất.
c. Vì người Ê-ti-ô-pi-a muốn cho hành khách được sạch sẽ khi lên tàu.
4. Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào?
a. Người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quý và trân trọng mảnh đất quê hương.
b. Người Ê-ti-ô-pi-a coi đất đai của Tổ quốc là tài sản quý giá, thiêng liêng nhất.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
5. Câu “Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ”. Được cấu tạo theo mẫu câu nào?
a. Ai là gì?	
b. Ai làm gì?	
c. Ai thế nào?
6. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?
a. Trong những năm đầu nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây.
b. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây.
c. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu thường bị giặc vây.
7. Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? (Nói về bác nông dân)
TRƯỜNG TH HUỲNH VIỆT THANH
THI KIỂM TRA ĐK CUỐI KÌ I
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT – YÊU CẦU ĐỌC THẦM TRẢ LỜI CÂU HỎI
LỚP BA - CHKI NĂM HỌC: 2013-2014
I. Đọc thầm trả lời câu hỏi (4điểm)
Câu/điểm 
1.(0,5điểm)
2.(0,5điểm)
3.(0,5điểm)
4.(0,5điểm)
5.(0,5điểm)
6.(0,5điểm)
Ý đúng
a
b
a
c
b
b
Câu 7 (1điểm) Đặt câu đúng, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm
II. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Bài 1. Đất quý, đất yêu SGK TV3 trang 84
Hs đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi: Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào?
Hs đọc đoạn 2 từ “Lúc hai người làm như vậy" trà lời câu hỏi: Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra?
Bài 2. Cửa Tùng SGK TV3 trang 109
Hs đọc đoạn 1 từ “Thuyền chúng tôi rì rào gió thổi” trả lời câu hỏi: Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
Hs đọc đoạn 2 “Cầu Hiền Lương xanh lục” trả lời câu hỏi: Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?
Bài 3. Người liên lạc nhỏ SGK TV3 trang 112
Hs đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
Hs đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
Bài 4. Hũ bạc của người cha SGK TV3 trang 121
Hs đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi: Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
Hs đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi: Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?
HD CHẤM ĐỌC THÀNH TIẾNG
Đọc thành tiếng (6điểm)
a. Đọc thành tiếng 5 điểm, trả lời câu hỏi 1 điểm. 
- Đúng tiếng, từ 3 điểm (Sai dưới 3 tiếng: 2,5 đ, sai từ 3-5 tiếng 2đ, sai từ 6-10 tiếng 1,5đ, sai từ 11-15 tiếng 1đ; sai từ 16-20 tiếng: 0,5đ; sai trên 20 tiếng 0đ).
- Ngắt nghỉ hơi đúng 1đ (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ ở 1, 2 dấu câu); không ngắt nghỉ hơi đúng 3-4 dấu câu 0,5đ; không ngắt nghỉ hơi đúng 5 dấu câu trở lên: 0đ. 
- Đạt tốc độ 1đ; đọc quá 1-2 phút: 0,5đ; quá 2 phút phải đánh vần nhẩm: 0đ
b. Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu 1đ. 
TRƯỜNG TH HUỲNH VIỆT THANH
THI KIỂM TRA ĐK CUỐI KÌ I
KIỂM TRA CUỐI HKI – NĂM HỌC: 2013-2014
LỚP BA – MÔN TIẾNG VIỆT
YÊU CẦU VIẾT
I. Phần viết chính tả: Bài viết 
Nhà rông ở Tây Nguyên
	Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế./.
II. Phần làm bài tập làm văn
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở.
Gợi ý:
1. Quê em ở đâu?
2. Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương?
3. Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
4. Tình cảm của em với quê hương như thế nào?
ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT
 1. CHÍNH TẢ: 5 điểm
 Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.
 Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh, viết hoa không đúng quy định) trừ 0,5 điểm.
 Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 0,5 điểm/toàn bài.
 2. TẬP LÀM VĂN: 5 điểm
 Học sinh viết được đoạn văn ngắn có nội dung đúng theo yêu cầu, biết dùng từ và đặt câu đúng, lời văn trôi chảy đạt 5 điểm.
 Tuỳ mức độ về bài viết của học sinh, giáo viên chấm điểm tương ứng: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1.
 * Lưu ý: Không yêu cầu học sinh viết thành bài văn ngắn có bố cục đầy đủ, khuyến khích học sinh đã biết trình bày một đoạn văn hoàn chỉnh.

File đính kèm:

  • docDE THI TV 3CKI.doc