Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Long Tân

docx5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Long Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường TH Long Tân	 Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2013
 Lớp: 3...... 	 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - Năm học 2013 - 2014
 Họ và tên: .......................................... Môn: Tiếng Việt (Viết) 
 Thời gian: 40 phút. 	
Điểm
Lời phê của giáo viên
GV coi:
GV chấm:...
1.Chính tả (Nghe-viết): (5điểm)
 Bài:
2. Tập làm văn: (5điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
Gợi ý:
a. Tổ em gồm những bạn nào? Các bạn là người dân tộc nào? (2đ)
b. Mỗi bạn có đặc điểm gì hay? (1,5đ)
c. Tháng vừa qua, các bạn làm được những việc gì tốt? (1,5đ)
Bài làm
Trường TH Long Tân	 Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2013
Lớp: 3....	 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - Năm học 2013 - 2014
Họ và tên: .................................. Môn: Tiếng Việt ( Đọc - Hiểu) 
 Thời gian: 40 phút. 	
ĐTT:
ĐH:
Điểm
Lời phê của giáo viên
 GV coi :
 GV chấm:
Đề: Đọc - Hiểu (4 điểm)
 Đọc thầm bài sau:	Bài: Người liên lạc nhỏ.
	Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu:
 - Nào, bác cháu ta lên đường!
 Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cày cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường.
 Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Những người lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.
 Nghe đằng trước có tiếng hỏi:
 - Bé con đi đâu sớm thế?
 Kim Đồng nói:
 - Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.
 Trả lời xong, Kim Đồng quay lại, gọi:
 - Già ơi ! Ta đi thôi ! Về nhà cháu còn xa đấy !
 Mắt giặc tráo trưng mà hóa thông manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm.
 Theo Tô Hoài
 Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng:
 Câu 1. Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ? (0,5đ)
 a. Đưa thư cho cán bộ. Đi cùng cán bộ.
 b. Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
 c. Dẫn đường cho cán bộ.
Câu 2.Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ? (0,5đ)
 a. Vì vùng này là vùng của người Nùng ở.
 b. Làm như vậy để qua mặt bọn giặc.
 c. Vì vùng này là vùng của người Nùng ở. Đóng vai ông già Nùng để dễ hòa đồng với mọi người, dễ dàng che mắt địch, làm chúng tưởng ông là người địa phương.
Câu 3.Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào ? (0,5đ)
 a. Đi rất cẩn thận, Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước một quãng, ông ké lững thững đi sau gặp điều gì đáng ngờ Kim Đồng huýt sáo làm hiệu ông ké kịp tránh vào ven đường.
 b. Kim Đồng vừa đi vừa huýt sáo ông ké đi sau.
 c. Hai người cùng đi và trò chuyện vui vẻ.
Câu 4: (1đ)
a. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?	(0,5đ)
a. Ngoại đã dạy tôi bài học hay nhất.
b. Sương khuya lạnh buốt như kim chích vào da thịt.
c. Ngoại bán cau rồi mua cho con đôi dép mới.
b. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm :	(0,5đ)
Chúng em đi vào lớp. 
..
..
Câu 5. Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: “Ai (cái gì, con gì)?” Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?” (0,5đ)
	Em trai tôi chơi bóng đá ở ngoài sân.
Câu 6: (1đ)
a. Hãy thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau: (0,5đ)
 	Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan trò giỏi.	
b. Trong câu thơ : (0,5đ)
Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
* Hình ảnh so sánh là: ...
* Từ chỉ sự so sánh là: ...
Hết
PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH LONG TÂN Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
 Long Tân, ngày 23 tháng 12 năm 2013
ĐÁP ÁN
 Kiểm tra cuối học kỳ I năm học 2013-2014
Môn Tiếng Việt - Lớp 3.
I.Phần Đọc: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Giáo viên cho học sinh kiểm tra rải đều trong các tiết ôn tập.
2. Đọc – Hiểu: (4 điểm)
Làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
b
c
a
b
Câu 5. Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: “Ai (cái gì, con gì)?” Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?” ( 1 điểm)
	Em trai tôi /chơi bóng đá ở ngoài sân. (0,5đ)
b. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm :	(0,5đ)
Chúng em làm gì ? 
Câu 6: (1 điểm)
a. Hãy thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau: (0,5đ)
 	Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.	
b. Trong câu thơ : (0,5đ)
Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
* Hình ảnh so sánh là: Mắt – sao. 
* Từ chỉ sự so sánh là: Tựa.
II. Phần Viết: (10 điểm)
1. Chính tả: (5điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài:
Bài: Đêm trăng trên Hồ Tây
	Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt.
 Phan Kế Bính
* Hướng dẫn chấm:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn đạt 5 điểm.
- Sai âm đầu, vần, dấu thanh, danh từ riêng không viết hoa mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.
- Chữ viết không đúng quy định, sai độ cao, khoảng cách, không sạch sẽ trừ 1điểm toàn bài.
2.2.Tập làm văn: (5 điểm)
- Học sinh trình bày đúng hình thức nội dung một đoạn văn theo đề bài đạt 5 điểm.
- Học sinh trình bày sai về hình thức và nội dung thì giáo viên trừ điểm dần (0,5; 1; 1,5; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 4,5; 5).
Hết

File đính kèm:

  • docxDE KT TIENG VIET 3 CUOI HKI 1314.docx