Đề kiểm tra cuối học kì II - Môn Sinh học lớp 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì II - Môn Sinh học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 8 I. Mục tiêu: - Chủ đề 1: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết - Chủ đề 2: Đại não - Chủ đề 3: Cơ quan phân tích thị giác - Chủ đề 4: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện - Chủ đề 5: Đại dịch AIDS - Thảm họa của loài người II. Hình thức: Tự luận III. Đối tượng: Dành cho HS trung bình, khá IV. Ma trận: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp thấp Cấp cao 1. Bài tiết (3 tiết) - Nêu rõ vai trò của sự bài tiết 1 câu 1Đ = 10% 1Đ=10% 1Đ = 100% 3. Thần kinh và giác quan (12 tiết) - Phân biệt PXCĐK và PXCĐK. Nêu rõ ý nghĩa của các phản xạ này đối với đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng - Phòng các bệnh tật về mắt 2 Câu 6Đ = 60% 6Đ=60% 4Đ = 70% 2Đ = 30% 4. Nội tiết (5 tiết) - Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết 1 câu 1Đ = 10% 1Đ=10% 1Đ = 100% 5. Sinh sản ( 7 tiết) - Trình bày những điều kiện cần để trứng được thụ tinh và phát triển thành thai 1 câu 2Đ = 20% 2Đ = 20% 2Đ = 100% Tổng 3 câu 4Đ = 40% 1 câu 4Đ = 40% 1 câu 2Đ = 20% 5 câu 10Đ = 100% IV. Đề kiểm tra Câu 1: Bài tiết đóng vai trò như thế nào với cơ thể sống? (1Đ) Câu 2: Phân biệt phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện? Cho ví dụ? (4Đ) Câu 3: Phải làm gì để hạn chế tật cận thị của học sinh trong trường học? (2Đ) Câu 4: Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết có điểm nào khác nhau ? (1Đ) Câu 5: Nêu điều kiện để trứng được thụ tinh và phát triển thành thai? ( 2Đ) V.Đáp án: Câu 1: (1Đ) Vai trò của sự bài tiết: - Giúp cơ thể thải các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra và các chất dư thừa? - Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong Câu 2:(4Đ) Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện - Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện - bẩm sinh - Bền vững - Có tính chất di truyền, mang tính chủng loại - Số lượng hạn chế - Cung phản xạ đơn giản - Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống Vd: Trời rét mưa tím tái, người run cầm cập và sởn gai óc - Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện - Hình thành trong đời sống cá thể - Dễ mất khi không được củng cố - Không có tính chất di truyền, mang tính cá thể - Số lượng không hạn định - Hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời - Trung ương nằm ở vỏ đại não Vd: Chẳng dại gì mà chơi/ đùa với lửa Câu 3: (2Đ) Để hạn chế tật cận thị của học sinh trong trường học cần phải: - Giữ đúng khoảng cách giữa mắt và chữ - Không ngồi học ở nơi thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng quá mạnh - Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin tốt cho mắt - Tập thể dục thường xuyên, vừa sức Câu 4: (1Đ) Tuyến ngoại tiết Tuyến nội tiết - Kích thướt lớn - Có ống dẫn đổ chất tiết ra ngoài - Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính không mạnh - không có - Thường có kích thướt nhỏ - không có ống dẫn, chất tiết được ngấm thẳng vào máu - Lượng hoocmon tiết ra ít nhưng có hoạt tính mạnh - Có tác dụng điều khiển, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan Câu 5: (2Đ) Điều kiện để trứng thụ tinh và phát triển thành thai: - Trứng gặp được tinh trùng - Trứng đã thụ tinh và làm tổ trong niệm mạc tử cung
File đính kèm:
- De kiem tra cuoi ky IISinh hoc lop 8.doc