Đề kiểm tra cuối học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH ĐINH TIÊN HOÀNG	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	 KHỐI 5	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: TIẾNG VIỆT
A. Phần đọc:
I. Đọc thành tiếng:
	- Cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một trong các bài tập đọc sau (theo yêu cầu của GV):
	+ Một vụ đắm tàu
	+ Tà áo dài Việt Nam
	+ Bầm ơi
	+ Những cánh buồm
	+ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
	+ Sang năm con lên bảy
	*. Trả lời 1 đến 2 câu hỏi liên quan đến nội dung vừa đọc.
B. Đọc thầm và làm bài tập.
I. Đọc thầm bài sau:
CÓ NHỮNG DẤU CÂU
	Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
	Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.
	Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết, Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.
	Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó, anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.
	Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào anh ta cũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.
	Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất hết ý nghĩa như vậy.
	Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé!
	Theo Hồng Phương
II. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :
Nếu anh ta “đánh mất dấu chấm than” anh ta sẽ trở thành một người:
a. Suốt ngày buồn rầu, ủ rũ.
b. Thờ ơ, mất hết cảm xúc.
c. Vui sướng, nói cười suốt ngày.
Tiếp tục “đánh mất dấu hai chấm” anh ta sẽ trở thành một người:
a. 	Sống vô trách nhiệm, không còn khả năng giải thích. 
b. 	Vụng về hay làm hỏng mọi việc.
c. 	Hay quên, không nhớ những việc mình làm.
Đến khi “chỉ còn dấu ngoặc kép” anh ta trở thành một người:
a. Uyên thâm, nhớ hết mọi điều. 
b. Không chịu độc lập suy nghĩ..
c. Nói năng rõ ràng, chính xác.
Câu: “Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết” anh ta là một người:
a. 	Không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa.
b. 	Nghèo khổ, mất hết tiền bạc, của cải.
c. 	Cô đơn, không còn ai thân thích.
5. Vị ngữ trong câu “Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.”, là:
a. cứ như vậy
b. anh ta đi đến dấu chấm hết
	c. đi đến dấu chấm hết 
Từ “tư duy” cùng nghĩa với từ:
a. Học hỏi.
b. Suy nghĩ.
c. Tranh luận.
Chủ ngữ trong câu “Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản” là:
a. Đằng sau
b. Đằng sau những câu đơn giản
c. Những câu đơn giản 
Dấu phẩy trong câu: “Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu” có nhiệm vụ ngăn cách:
a. Các vị ngữ.
b. Các vế câu ghép.
c. Các bộ phận cùng giữ chức vụ bổ trợ cho động từ “nói".
Trong hai câu sau: “Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản.” được nối với nhau bắng cách:
a. Dùng từ ngữ nối.
b. Thay thế từ ngữ.
c. Lặp lại từ ngữ.
Trong hai câu sau: “Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó, anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa.” được liên kết bằng cách:
a. Dùng từ ngữ nối.
b. Thay thế từ ngữ.
c. Nối trực tiếp. 
B. Phần Viết:
I. Chính tả (Nghe – viết): (Thời gian: 15 – 20 phút)
Đọc cho HS viết bài sau:
TIẾNG HÓT CHIM HỌA MI
	Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
	Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên, những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống có cây.
	 Theo Ngọc Dao
2.Tập làm văn: (Thời gian: 35 phút)
Đề bài: Tả lại một buổi chào cờ thứ Hai đầu tuần ở trường em mà em nhớ nhất.
*. Lưu ý : Với HS lớp 5A3, thời gian có thể nhiều hơn 35 phút nhưng không quá 40 phút.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
A. PHẦN ĐỌC. (10 Điểm)
I. Đọc thành tiếng. (5 điểm)
	Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào kết quả đọc của học sinh.
	- GV đánh giá, cho điểm dựa vào kết quả đọc của HS. Cụ thể:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
(Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
Với HS người dân tộc (Bana), đọc quá 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2,5 phút: 0 điểm
+ Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập. (5 điểm) Khoanh đúng mỗi đáp án được 0,5 điểm.
Kết quả:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
b
a
b
a
c
b
b
c
a
b
	B. PHẦN VIẾT. (10 điểm)
I. Chính tả. (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 5 điểm
	+ Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm
	+ Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, ... : trừ 1 điểm toàn bài
*. Lưu ý : Đối với HS là người dân tộc (Ba na), mỗi lỗi về dấu thanh trừ 0,25 điểm (với các tiếng giống nhau chỉ trừ điểm một lần)
II. Tập làm văn. (5 điểm)
	- Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau, được 5 điểm:
	+ Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng theo yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
	+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
	+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.
	- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, có thể cho các mức điểm từ: 4,5 – 4 - ...... 1 – 0,5.
 Đak Pơ, ngày 16 tháng 4 năm 2013
	Duyệt của Chuyên môn	 	 Tổ trưởng
 Nguyễn Văn Quang
Họ và tên HS: ....
.
Lớp: 5A
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CHKII
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Tiếng Việt (Phần: Đọc)
(Thời gian: 30 phút)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I. Đọc thành tiếng:
	- Cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một trong các bài tập đọc sau (theo yêu cầu của GV):
	+ Một vụ đắm tàu
	+ Tà áo dài Việt Nam
	+ Bầm ơi
	+ Những cánh buồm
	+ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
	+ Sang năm con lên bảy
	*. Trả lời 1 đến 2 câu hỏi liên quan đến nội dung vừa đọc.
B. Đọc thầm và làm bài tập.
I. Đọc thầm bài sau:
CÓ NHỮNG DẤU CÂU
	Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
	Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.
	Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết, Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.
	Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó, anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.
	Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào anh ta cũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.
	Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất hết ý nghĩa như vậy.
	Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé!
	Theo Hồng Phương
II. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Nếu anh ta “đánh mất dấu chấm than” anh ta sẽ trở thành một người:
a. Suốt ngày buồn rầu, ủ rũ.
b. Thờ ơ, mất hết cảm xúc.
c. Vui sướng, nói cười suốt ngày.
2. Tiếp tục “đánh mất dấu hai chấm” anh ta sẽ trở thành một người:
a. 	Sống vô trách nhiệm, không còn khả năng giải thích. 
b. 	Vụng về hay làm hỏng mọi việc.
c. 	Hay quên, không nhớ những việc mình làm.
3. Đến khi “chỉ còn dấu ngoặc kép” anh ta trở thành một người:
a. Uyên thâm, nhớ hết mọi điều. 
b. Không chịu độc lập suy nghĩ..
c. Nói năng rõ ràng, chính xác.
4. Câu: “Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết” anh ta là một người:
a. 	Không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa.
b. 	Nghèo khổ, mất hết tiền bạc, của cải.
c. 	Cô đơn, không còn ai thân thích.
5. Vị ngữ trong câu “Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.”, là:
a. cứ như vậy
b. anh ta đi đến dấu chấm hết
c. đi đến dấu chấm hết 
6. Từ “tư duy” cùng nghĩa với từ:
a. Học hỏi.
b. Suy nghĩ.
c. Tranh luận.
7. Chủ ngữ trong câu “Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản” là:
a. Đằng sau
b. Đằng sau những câu đơn giản
c. Những câu đơn giản 
8. Dấu phẩy trong câu: “Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu” có nhiệm vụ ngăn cách:
a. Các vị ngữ.
b. Các vế câu ghép.
c. Các bộ phận cùng giữ chức vụ bổ trợ cho động từ “nói".
9. Trong hai câu sau: “Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản.” được nối với nhau bắng cách:
a. Dùng từ ngữ nối.
b. Thay thế từ ngữ.
c. Lặp lại từ ngữ.
10. Trong hai câu sau: “Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó, anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa.” được liên kết bằng cách:
a. Dùng từ ngữ nối.
b. Thay thế từ ngữ.
c. Nối trực tiếp. 

File đính kèm:

  • docDe Tieng Viet cuoi HKII.doc