Đề kiểm tra cuối học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Từ Tâm 2

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Từ Tâm 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học:...........................
Họ và tên:.......................................
Lớp: 5.........
SỐ BÁO DANH (theo lớp):..........
STT BÀI:............
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2012 – 2013
 Môn: Tiếng Việt (Đọc thầm + Bài tập).
Thời gian: 35 phút (không kể thời gian phát đề)
Mã số:.......
Ngày kiểm tra: 10 tháng 05 năm 2013
Mã số:.......
ĐỀ THI
Bài đọc thầm: (5 điểm) (Thời gian 35 phút không kể thời gian phát đề)
I/ Đọc thầm bài:	NGHĨA THẦY TRÒ
Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ rồi nói:
- Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.
Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:
- Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.
Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.
Theo Hà Ân	
II/. Dựa vào nội dung bài đọc thầm trên, em hãy chọn và đánh dấu (x) vào trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây:
Các môn sinh đến nhà thầy giáo Chu để làm gì?
a. 	 Để xin theo học.	
b.	 Để mừng thọ thầy.	.
c. 	 Để thăm thầy.	
Những chi tiết nào cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
	a. 	Các môn sinh tụ tập trước nhà thầy từ sáng sớm.
	b. 	Cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước.
c. 	Cả hai câu trên đều đúng.
3. Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy dạy vỡ lòng mình như thế nào?
 a. 	Không tôn trọng.
 b. 	Cư xử bình thường như đối với mọi người.
 c. 	Rất kính trọng và biết ơn.
Học sinh không được làm bài trong phần này
4. Câu thành ngữ nào dưới đây nói lên bài học các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
	a. 	Tiên học lễ, hậu học văn.	
b. 	Học đi đôi với hành.
	c. 	Uống nước nhớ nguồn
5. Thành ngữ nào dưới đây không đề cao vai trò của người thầy?
a. 	Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.	
b. 	Học thầy không tày học bạn.
	c. 	Tôn sư trọng đạo.	
6. Dấu phẩy trong câu “Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy” có ý nghĩa như thế nào?
	a. 	Ngăn cách thành phần trạng ngữ với các thành phần chính trong câu
	b. 	Ngăn cách hai thành phần chính trong câu.
	c. 	Kết thúc câu.
7. Câu ghép “Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước” có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?
	a. 	Nối với nhau bằng quan hệ từ.
	b. 	Nối với nhau bằng cặp từ hô ứng.
	c. 	Nối trực tiếp, không dùng từ nối.
8. Các câu: Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập liên kết với nhau bằng cách nào?
	a. 	Bằng cách lặp lại từ ngữ.
	b. 	Bằng cách thay thế từ ngữ.
	c. 	Bằng cả hai cách trên.
9. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa với từ truyền thống
	a. 	Phong tục và tập quán của tổ tiên ông bà.
	b. 	Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.
	c. 	Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
10. Nghĩa của từ truyền nào dưới đây mang ý nghĩa là trao lại cho người khác?
	 a. 	 	Truyền tụng.
	 b. 	 	Truyền hình.
	 c. 	Truyền bá 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Tiếng Việt (Chính tả + Làm văn).
 Thời gian: 40 phút (không kể thời gian chép đề)
Ngày kiểm tra: 10 tháng 05 năm 2013
Chính tả: (5 điểm)
	Giáo viên đọc cho học sinh (nghe-viết) bài chính tả Cây trái trong vườn Bác trong khoảng thời gian 20 đến 25 phút.
 Bài viết : CÂY TRÁI TRONG VƯỜN BÁC
	Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh... Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi Bo treo lủng lẳng trĩu nặng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà mẹ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.
Theo Võ Văn Trực
C. Tập làm văn (5 điểm) Thời gian 40 phút
Đề: Mỗi buổi sáng đi học, em vui bước đến trường. Hãy tả lại con đường quen thuộc từ nhà đến trường.
PHÒNG GD&ĐT NINH PHƯỚC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TỪ TÂM 2
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT
CUỐI KỲ II- LỚP 5 NĂM HỌC: 2012 - 2013
A. ĐỌC HIỂU (5 điểm) 
	Học sinh làm bài trong thời gian 35 phút, tự đọc thầm bằng mắt, bằng óc và suy nghĩ thật kỹ 10 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu chọn một ý đúng và đánh dấu x vào mỗi câu thực hiện đúng được 0,5 điểm, nếu sai thì bị trừ 0,5 điểm tương ứng. Các ý đúng theo thứ tự là:
Câu 1: Ý b
Câu 6: Ý a
Câu 2: Ý c
Câu 7: Ý c
Câu 3: Ý c
Câu 8: Ý b
Câu 4: Ý c
Câu 9: Ý c 
Câu 5: Ý b
Câu 10: Ý a
B. CHÍNH TẢ (5 điểm)
Viết đúng, đầy đủ trình bày sạch đẹp đạt 5 điểm.
Nếu : 
+ Sai 1 chữ trừ 0,5 điểm (Kể cả những chữ không viết hoa)
+ Sai âm đầu hoặc âm cuối trừ 0,5 điểm.
+ Sai 2 đến 3 dấu câu trừ 0,5 điểm.
+ Sai dấu hỏi hoặc dấu ngã trừ 0,5 điểm.
+ Những lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần điểm.
C. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
A. Yêu cầu:
1/. Nội dung:
Bài viết đầy đủ nội dung, kết cấu rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng.
Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai lỗi chính tả.
Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh trong sáng.
2/. Hình thức:
Viết đúng thể loại văn tả cảnh.
Bố cục rõ ràng đủ 3 phần (Mở bài, thân bài, kết luận).
Trình bày bài viết sạch sẽ.
B. Biểu điểm:
* Điểm 4 – 5:
- Thực hiện đầy đủ các nội dung, hình thức nêu trên.
- Sai không quá 3 lỗi về ngữ pháp, câu, từ, chính tả.
- Bố cục chặt chẽ, câu văn giàu cảm xúc.
* Điểm 2 – dưới 4:
- Bài viết đúng thể loại, bố cục chưa được chặt chẽ lắm.
- Câu văn diễn đạt chưa được tự nhiên, sinh động.
- Sai không quá 5 lỗi về ngữ pháp, câu, từ, chính tả.
- Chữ viết dễ đọc nhưng trình bài chưa đẹp, đôi chỗ còn tẩy xóa.
* Điểm 1 – dưới 2:
Thực hiện chưa đảm bảo nội dung và hình thức, bài viết chưa đúng thể loại, văn viết lan man. Trình bày chưa được khoa học, sạch sẽ, sai sót nhiều về câu, từ, chính tả.

File đính kèm:

  • docTieng Viet.doc