Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2009-2010
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I LỚP 3 NĂM HỌC:2009-2010 MÔN TOÁN THỜI GIAN: 40 PHÚT PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Bài 1:Mẹ 30 tuổi, con 5 tuổi. Hỏi tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con? A. 5 lần B. 3 lần C. 6 lần Bài 2: Số dư của phép chia 262 : 5 là: A. 12 B. 2 C. 1 D. Không dư Bài 3: Kết quả của phép nhân 107 x 5 là: A. 505 B. 835 C. 535 D. 135 Bài 4: Mỗi xe ô tô chở được 3 tấn, để chở hếtù 11 tấn thì cần ít nhất bao nhiêu xe ô tô? A. 4 xe B. 3 xe C. 2 xe Bài 5: Biểu thức nào sau đây có giá trị lớn nhất: A. 146 + 45 B. 267 - 176 C. 42 x 6 D. 360 : 9 Bài 6: Hình vẽ có mấy góc vuông và mấy góc không vuông ? A. Có 1 góc vuông và 3 góc không vuông B. Có 2 góc vuông và 3 góc không vuông C. Không có góc vuông và 3 góc không vuông PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 1 (2 điểm): Tính giá trị của các biểu thức: a) 123 x 4 - 276 =................................................... ; b) 568 : 4 + 173.................................. ................................................................................................................................................ Bài 2 (1 điểm): Tìm x: a) x : 3 = 163 b) 168 : x = 8 ................................................................................................................................................................................................................................................................................................Bài 3 (2 điểm): Theo kế hoạch một đội sản xuất phải làm được 560 sản phẩm nhưng đến nay làm đã đạt được kế hoạch. Hỏi đội sản xuất còn phải làm bao nhiêu sản phẩm nữa? ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Bài 4 : a) Tính nhanh (1điểm) 4 + 4 + .....+ 4 + 4 + 112 72 số 4 b) Kẻ thêm một đoạn thẳng để hình sau có 9 hình chữ nhật (1điểm) MÔN TIẾNG VIỆT A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC ( 10 ĐIỂM ) I. Đọc thành tiếng ( 6 điểm ) Học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đoỂTTONG HỌC KÌ I. II. Đọc hiểu ( 4 điểm ) Đọc thầm bài Cây sồi và cây sậy và khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Cây sồi và cây sậy Có một cây sồi mọc ở ven sông. Nó cao lớn sừng sững, khình khỉnh nhìn đám đám sậy nhỏ bé, thấp chủn với chân mình. Một hôm, trời nổi cơn cuồng phong, cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông trôi theo dòng nước. Nó phát hiện mấy cây sậy nhỏ bé mọc ở hai bên bờ sông vẫn đứng hiên ngang . Qúa đổi nhạc nhiên, nó bèn cất tiếng hỏi cây sậy : Anh sậy ơi, anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà sao không bị gió thổi đổ. Còn tôi to lớn thế này thế này sao bị lật cả gốc và bị cuốn trôi theo dòng nước ? Cây sậy trả lời : - Anh tuy to lớn nhưng đứng một mình. Còn tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn có hàng ngàn, hàng vạn bạn bè đứng cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống chọi gió bão, nên dù gió có to hơn nữa cũng chẳng thế nào thổi đổ được chúng tôi. Câu 1: Lúc đầu cây sồi có thái độ như thế nào với những cây sậy ? A. Không để ý đến những cây sậy . B. Coi thường đám sậy nhỏ bé thấp thấp chủn. C. Thân thiết, thích kết bạn với cây sậy Câu 2: Chuyện gì xảy ra khi có cuồng phong ? A. Những cây sậy bị bật gốc trôi theo dòng nước . B. Tất cả cây cối đều bi gió làm đổ gục C. Cây sồi bị bật gốc trôi theo dòng nước . Câu 3: Vì sao cây sồi bị gió bão đánh đổ : Vì cây sồi nhỏ bé yếu ớt . Vì cây sồi đứng một mình . Vì cây sồi quá to lớn Câu 4: Vì sao những cây sậy không bị gió bão quật đổ : Vì những cây sậy biết dựa vào nhau để chống chọi với gió bão . Vì những cây sậy bé nhỏ so với các cây khác . Vì những cây sậy có bộ rễ khoẻ , bám chắc vào lòng đất . Câu 5: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Không nên coi thường cây sậy bé nhỏ . Không nên tự phụ như cây sồi . Cần phải đoàn kết vì đoàn kết tạo nên sức mạnh . Câu 6: Dòng nào chỉ các từ chỉ hoạt động, trạng thái ? Mọc, nhìn, thổi , đổ trôi, phát hiện , đứng ngạc nhiên, hỏi . Mọc, sừng sững, nhìn, thổi, đổ, phát hiện, đứng, ngạc nhiên, hỏi . Mọc, nhìn , cuồng phong, thổi , đổ , trôi, đứng ngạc nhiên, hỏi . Câu 7: Điền dấu chấm hỏi thích hợp vào ô trống Cây sồi ngạc nhiên thốt lên. - Trời ơi, những cây sồi vẫn đứng hiên ngang Nó hướng mặt về phía những cây sậy và nói : - Anh sậy nhỏ bé kia ơi ,hãy nói cho tôi biết Tại sao các anh bé nhỏ thế mà không bị gió bão quật đổ Câu 8: Chọn những chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào mỗi chỗ trống để được có hình ảnh so sánh (một con rồng lớn, một tháp đèn khổng lồ, bức trường thành ) Cây sồi sừng sững như ...................................................... Những cây sậy kết thành một khối như .......................................... Phần II : Kiểm tra viết : I- Chính tả : (4 điểm) : Nghe viết 3 khổ thơ đầu bài “Nhà bố ở”. II – Bài tập : (1 điểm) Khoanh vào chữ viết đúng chính tả : a. nông sản b. nàm nụng c. nắn nót d. tan nát III- Tập làm văn : Chọn một trong các đề sau : Đề 1 : Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về thành thị hoặc nông thôn. Đề 2 : Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) giới thiệu về tổ em. Đề 3 : Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu)kể về việc học tập của em trong học kì I.
File đính kèm:
- de KT TV ki 1 lop 3 Tam.doc