Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng việt Khối 2

doc9 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng việt Khối 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I : KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
 2. Đọc hiểu (4 điểm):
A) Hãy đọc thầm đoạn văn sau : 
Bác Hồ rèn luyện thân thể
 Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm tập luyện. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác cũng chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không. Có đồng chí nhắc : 
 - Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.
 - Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen.
Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.
 Theo Đầu nguồn
B. Dựa theo nội dung của bài, khoanh tròn vào câu trả lời đúng :
1. Câu chuyện này kể về việc gì ?
a. Bác Hồ rèn luyện thân thể.
b. Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc.
c. Bác Hồ tập leo núi với bàn chân không.
2. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào ?
a. Dậy sớm, luyện tập
b. Chạy, leo núi, tập thể dục
c. Chạy, leo núi, tắm nước lạnh.
3. Những cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau?
a. Giá rét - Nóng bức 
b. Chịu đựng - Rèn luyện
c. Luyện tập - Rèn luyện
4 . Bộ phận in đậm trong câu : “ Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. ”trả lời cho câu hỏi nào ? 
a. Vì sao ?
b. Để làm gì ?
c. Khi nào ?
 	Đọc thầm bài “ Chiếc rễ đa tròn” sách TV lớp 2 tập 2
Sau đó đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau :
Câu 1 : Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vệ làm gì ?
	£ Vứt nó gọn vào đống rác.
	o Cuốn chiếc rễ này lại rồi cho nó mọc tiếp.
	o Chôn nó xuống đất.
Câu 2 : Bác hướng đẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?
	o Vùi hai đầu xuống đất.
	o Vùi một đầu xuống đất .
	o Cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn; buộc vào hai cái cọc,sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.
Câu 3 : Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào ?
	o Hình vòng lá tròn.
	o Hình vuông .
	o Hình tam giác.
Câu 4 : Bộ phận in đậm trong câu “Chiếc rễ đa đã bén đất.” trả lời cho câu hỏi nào ?
	o Cái gì ?
	o Thế nào?
	o Tại sao ?
Câu 5: Những từ ngữ nào dưới đây nói lên tình cảm của các em thiếu nhi đối với Bác?
 o Kính yêu o Chăm sóc o Lo lắng
Đọc thầm bài “Ai ngoan sẽ được thưởng” (Sách TV2 tập 2, trang 100). 
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau:
Câu1/ Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng? 
 a. Phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa.
 b. Phòng để quần áo, phòng có đồ chơi. 
c. Phòng học, phòng thư viện. 
Câu 2/ Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai ? 
 a. Những bạn ngoan.
 b. Những bạn học giỏi.
 c. Những bạn chưa ngoan. 
Câu 3/ Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia?
a. Vì bạn Tộ không dám gặp Bác.
b. Vì bạn Tộ thấy mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
c. Vì bạn Tộ không dám dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan.
Câu 4/ Trong những câu sau câu nào đặt đúng dấu phẩy? 
 a. Một buổi sáng Bác Hồ, đến thăm trại nhi đồng.
 b. Một buổi sáng Bác Hồ đến thăm, trại nhi đồng.
 c. Một buổi sáng , Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng.
Đọc thầm bài “ Cây và hoa bên lăng Bác ” (sách Tiếng Việt 2 - Tập hai trang 111). Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây :
1. Kể tên các loài cây được trồng phía lăng Bác ?
	a. Cây vạn tuế, dầu nước
	b. Cây vạn tuế, hoa ban 
	c. Cây vạn tuế, dầu nước, hoa ban
2.Kể tên những loài hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác ?
	a. Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa ngâu.
	b. Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu.
	c. Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa mộc, hoa ngâu
3. Vì sao họ lại mang cây và hoa đẹp nhất khắp miền đất nước về trồng bên lăng Bác?
	a. Để thể hiện lòng tôn kính của toàn dân với Bác.
	b. Trồng nhiều loại cây và hoa cho đẹp .
	c. Vì khi Bác còn sống Bác rất thích hoa .
4. Bộ phận câu được gạch dưới trong câu: "Sau lăng, những cành đào Sơn La khoẻ khoắn vươn lên. " Trả lời cho câu hỏi :
	a. Ở đâu ? 	b. Khi nào ? 	c. Vì sao?
Đọc thầm bài :“Bóp nát quả cam” (SGK TV2 tập 2 tr. 124-125) và làm các bài tập sau:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi trong bài:
Câu1: Giặc nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? 
 a. Xâm chiếm nước ta.
 b. Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
 c. Cướp tài nguyên quí báu của nước ta. 
Câu2: Trần Quốc Toản nóng lòng gặp vua để làm gì ?
Để được trả thù quân giặc.
Để được đánh đuổi quân giặc.
Để được nói hai tiếng “ xin đánh”.
Câu3: Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?
Vì Quốc Toản đang ấm ức bị vua xem như trẻ con.
Vì Quốc Toản căm thù quân giặc.
c.Vì Quốc Toản nóng lòng muốn gặp vua. 
Câu4 : Từ nào dưới đây chỉ có nghĩa chỉ nơi tập trung đông người mua bán?
Cửa hàng bách hoá.
Siêu thị.
 C. Chợ. II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)	 : Những quả đào 
 	 Em hãy đọc câu chuyện Những quả đào sau đó hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời thích hợp.
Câu 1. Xuân làm gì với quả đào?
A. Xuân đã ăn quả đào và đem hạt trồng. B. Xuân đã để dành quả đào.
C. Xuân đã đem quả đào cho bạn Sơn đang ốm .
Câu 3. Việt làm gì với quả đào?
A.Việt đã ăn quả đào và vứt hạt đi. 	B.Việt đã ăn quả đào và đem hạt trồng.
C.Việt đã đem quả đào cho bạn Sơn đang ốm.
Câu 3: Ông đã khen Việt là người như thế nào?
A. Là người thật thà. B.Là người có tấm lòng nhân hậu C.Là người hiền lành 
Câu 4. Bộ phận in đậm trong câu “Việt đem quả đào cho bạn Sơn đang ốm” trả lời cho câu hỏi nào?
A.Làm gì ? B.Là gì ? C.Như thế nào ?
HS đọc thầm bài: Kho báu (TV2 tập2/83)(15p) và trả lời câu hỏi sau:
Khoanh vào chữ cái đầu đúng nhất
1. Nhờ chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì?
a. Gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. 
b. Trở thành một người giàu có nhất vùng. 
c. Trở thành một ông chủ giàu có.
2. Trước khi mất người cha cho các con biết điều gì?
a. Kho báu dấu dưới gốc cây, các con đào lên mà dùng.
b. Kho báu dấu dưới gốc ruộng, các con đào lên mà dùng.
c. Kho báu dấu dưới gốc hồ, các con đào lên mà dùng.
3. Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?
a. Vì đất ruộng vốn là đất tốt.
b. Vì hai anh em giỏi trồng lúa.
c. Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa bội thu.
4. Khi viết hết câu ta dùng dấu gì?
a. Dấu chấm. 
b. Dấu chấm than. 
c. Dấu chấm hỏi. 
HS đọc thầm bài: Cây đa quê hương (TV2 tập2/93)(15p) và trả lời câu hỏi sau:
Khoanh vào chữ cái đầu đúng nhất
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất :
Câu 1 : Nội dung chính của bài văn tả cái gì ?
Tuổi thơ của tác giả
Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
Tả cây đa.
Câu 2 : Tác giả cùng lũ bạn thường ngồi hóng mát dưới gốc đa vào buổi:
Buổi chiều
Buổi trưa
Buổi sáng
Câu 3 : Những từ ngữ nào trong bài cho biết cây đa đã sống rất lâu : 
Tác giả đã chơi dưới gốc đa lúc còn nhỏ. 
Cổ kính
Nghìn năm 
Cả b, c đúng 
Câu 4 : Bộ phận in đậm, gạch chân trong câu : “ Chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát” trả lời cho câu hỏi ?
Làm gì ? 
Như thế nào ? 
Là gì ?
Đọc thầm – trả lời câu hỏi: (4đ) Bài “ Chuyện quả bầu ” TV2 , Trang 116-117.
 Đánh dấu X vào câu đúng nhất.
Câu 1: Con dúi nói với hai vợ chồng người đi rừng điều bí mật gì?
Báo sắp có mưa to, gió lớn, làm ngập lụt khắp nơi.
Sắp có mưa to.
Sắp có gió lớn.
Câu 2: Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn?
Chuẩn bị thức ăn.
Chuẩn bị chiếc thuyền.
Làm theo lời con dúi, chui vào khúc gỗ rổng, bịt sáp nên thoát nạn.
Câu 3: Có chuyện gì lạ xảy ra đối với hai vợ chồng sau nạn lủ lụt?
Người vợ sinh ra một quả bầu.
Trong quả bầu có những người nhỏ bé nhảy ra.
Mặt đất vắng tanh không có một bóng người
Câu 4: Câu chuyện Quả bầu nói lên điều gì ?
Sự ra đời của dân tộc Khơ-mú.
Sự ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam
Sự ra đời của dân tộc Kinh. 
Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm)- 30 phút
CÔ GÁI ĐẸP VÀ HẠT GẠO
 Ngày xưa, ở một làng Ê- đê có cô Hơ Bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo.
 Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:
 - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẽ chúng tôi thế?
 Hơ Bia giận dữ quát:
 - Tao đẹp là do công mẹ công cha chứ đâu thèm nhờ đến các người.
 Nghe nói vậy , thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
 Hôm sau biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ Bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ Bia phải đi đào củ. trồng bắp cải từ mùa này qua mùa khác, da đen sạm. Thấy Hơ Bia dã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại ruu nhau kéo về. Từ đó, Hơ Bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.
 Theo TRUYỆN CỔ Ê- ĐÊ
 Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
 1. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ Bia để đi vào rừng?
 a. Vì thóc gạo thích đi chơi.
 b. Vì Hơ Bia đuổi thóc gạo đi.
 c. Vì Hơ Bia khinh rẽ thóc gạo.
 1. Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ Bia ?
 a. Vì Hơ Bia không có gì để ăn.
 b. Vì Hơ Bia đã biết nhận lỗi và chăm làm.
 c. Vì thóc gạo nhớ Hơ Bia quá.
 3. Từ nào trái nghĩa với từ Lười biếng?
 a. lười nhác
 b. nhanh nhẹn
 c. chăm chỉ
 4. Bộ phận gạch chân trong câu “ Đêm khuya, chúng cùng nhau bỏ cả vào rừng.” trả lời cho câu hỏi nào?
 a. Là gì?
 b. Làm gì?
 c. Như thế nào?
PHẦN II. VIẾT (10 điểm)
 1. Chính tả : GV đọc cho HS nghe viết bài NHỮNG QUẢ ĐÀO 
II. Tập làm văn( 5 điểm) - 25 phút
 Viết một đoạn văn ( từ 4 đến 5 câu) kể về một việc tốt mà em đã làm ở nhà hoặc ở trường, dựa theo gợi ý dưới đây:
 a) Em đã làm được việc tốt gì? Việc đó diễn ra vào lúc nào?
 b) Em đã làm việc tốt ấy ra sao?
 c) Kết quả ( hoặc ý nghĩa ) của việc tốt đó là gì? 
Bài làm
I/ Chính tả : 5 điểm – Thời gian : 15 phút 
 Bài viết : Chuyện quả bầu 
II. Tập làm văn (5 điểm)Thời gian 25 phút 
 Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một người thân của em( bố, mẹ, chú hoặc dì,.) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
a, Bố (mẹ, chú, dì ..) của em làm nghề gì?
b, Hằng ngày, bố ( mẹ, chú, dì..) làm những việc gì?
c, Những việc ấy có ích như thế nào?
d, Tình cảm của em đối với bố ( mẹ, chú, dì..) như thế nào?
II- KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả : Nghe viết BÀI : CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
(Viết đoạn 3, trang 111)
2. Tập làm văn ( 5 điểm)
 Đề bài : Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về ảnh Bác Hồ :
 Bài làm 

File đính kèm:

  • docĐề TViet CK2.doc