Đề kiểm tra cuối khóa môn: Hóa hữu cơ 12 & luyện thi đại học

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối khóa môn: Hóa hữu cơ 12 & luyện thi đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KHÓA
MÔN: HÓA HỮU CƠ 12 & LTĐH
Thời gian: 90’ (không kể thời gian phát đề)
Đề gồm có 4 trang (Mã đề AB-NT-012)
Hãy chọn 1 đáp án đúng nhất.
Câu 1. Khi nói về axit axetic thì phát biểu nào sau đây sai:
A. Chất lỏng không màu, mùi giấm	B. Tan vô hạn trong nước
C. Tính axit mạnh hơn axit cacbonic	D. Phản ứng được muối ăn.
Câu 2. Cho biết cách gọi tên nào đúng khi gọi axit có công thức sau:
axit acrylic
axit iso butyric 
axit metacrylic
axit 2-metylbutenoic	
Câu 3. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Các chất A và D có thể là:
	A. và 	B. và 
	C. và 	D. và 
Câu 4. So sánh tính axit của các chất sau đây: CH2Cl-CH2COOH (1), CH3COOH (2), HCOOH (3), CH3-CHCl-COOH (4) 
	A. (3) > (2) > (1 ) > (4)	B. (4) > (2) > (1 ) > (3)
 	C. (4) > (1) > (3). > (2) 	D. Kết quả khác.
Câu 5. Đốt cháy 14,6 gam một axit no đa chức Y ta thu được 0,6 mol CO2 và 0,5 mol nước. Biết mạch cacbon là mạch thẳng. Cho biết công thức cấu tạo của Y 
	A. HOOC-COOH 	B. HOOC-CH2-COOH
	C. HOOC-C(CH2)2-COOH 	D. HOOC-(CH2)4-COOH.
Câu 6. Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X ta thu được 6,16 gam CO2 và 2,52 gam H2O. Vậy, CTCT của 2 axit là:
	A. CH3COOH, C2H5COOH	C. HCOOH, CH3COOH 
	B. C2H3COOH, C3H5COOH 	D. C2H5COOH, C3H7COOH
Câu 7. Dãy tất cả các chất đều phản ứng với HCOOH là
	A. 
	B. 
	C. 
	D. 
Câu 8. Để trung hoà 8,8 gam axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần 100ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo có thể có của axit cacboxylic là
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Câu 9. C3H9N có số đồng phân amin là:
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 10. Cho các amin: . Độ mạnh của tính bazơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
	A. 
	B. 
	C. 
	D. 
Câu 11. Nguyên nhân anilin có tính bazơ là:
Phản ứng được với dung dịch axit
Xuất phát từ NH3
Có khả năng nhường proton
Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.
Câu 12. Một amin no đơn chức trong phân tử có chứa 23,7% N. Amin này có công thức phân tử là:
	A. CH5N	B. C2H5N	C. C3H7N	D. C3H9N
Câu 13. Cho biến đổi sau:
I. C6H5NO2	II. 	III. 	IV. 
X, Y lần lượt là:
	A. I, II	B. II, IV	C. II, III	D. I, III
Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no đơn chức thì phải dùng hết 10,08 lít O2 ở (đktc). Vậy, công thức của amin là:
	A. CH3CH2NH2 	B. CH3NH2	C. C3H7NH2	D. C4H10NH2.
Câu 15. Cho 20g hỗn hợp gồm 3 amin no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồn đẳng tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,64g hỗn hợp muối. Vậy, thể tích HCl (ml) đã dùng là:
	A. 100	B. 16	C. 32	D. 320
Câu 16. Cho 0,76 gam hỗn hợp gồm 2 amin đồng đẳng liên tiếp tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HNO3 0,5M thì thu được 2,02 gam hỗn hợp muối khan. Hai amin trên là: 
	A. Etylamin và propylamin 	B. Metylamin và etylamin 
	C. Anilin và benzylamin 	D. Anilin và metametylanilin
Câu 17. Cho 4 chất: benzen, metanol, phenol, anđehit fomic. Thứ tự các hóa chất được dùng để phân biệt 4 chất trên được sắp xếp ở dãy nào cho đúng?
Nước brom; dung dịch AgNO3/NH3; Na.
Dung dịch AgNO3/NH3; Na; nước brôm
Dung dịch AgNO3/NH3; nước brom; Na.
A, B, C đều đúng.
Câu 18. Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất: anđehit propionic (X); axit axetic (Y); rượu etylic (Z) và dimetyl ete (T) là:
	A. (T) < (X) < (Z) < (Y)	B. (X) < (T) < (Z) < (Y)
	C. (T) < (Z) < (X) < (Y)	D. (X) < (Y) < (X) < (Z).
Câu 19. Cho sơ đồ sau:
	 (axit acrylic)
Các chất X, Z có thể là chất được ghi ở dãy nào sau đây?
	A. và 	B. và 
	C. và 	D. và 
Câu 20. Cho 1,74g một anđehit no, đơn chức (X) phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 sinh ra 6,48g bạc kim loại. Công thức cấu tạo của (X) là:
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Câu 21. Cho 50g dung dịch anđehit axetic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (đủ) thu được 21,6g Ag kết tủa. Nồng độ của anđehit axetic trong dung dịch đã dùng là bao nhiêu?
	A. 4,4%	B. 8,8%	C. 13,2%	D. 17,6%
Câu 22. Đốt cháy một hỗn hợp các đồng đẳng của andehit ta thu được số mol = số mol H2O. Các chất đó thuộc dãy đồng đẳng nào trong các dãy sau:
	A. Andehit đơn chức no	B. Anđehit vòng no
	C. Anđehit 2 chức no	D. Anđehit không no đơn chức.
Câu 23. Cho 0,92g hỗn hợp gồm axetilen và anđehit axetic phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 5,64g hỗn hợp rắn. Thành phần % các chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là:
	A. 26,28% và 74,71%	B. 28,26% và 71,74%
	C. 28,74% và 71,26%	D. 28,71% và 74,26%.
Câu 24. Lấy 0,94g hỗn hợp 2 anđehit no đơn chức kế tiếp nhau tron g đãy đồng đẳng cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3,24g Ag. Công thức phân tử của 2 anđehit lần lượt ở đáp án nào sau đây?
	A. và HCHO	B. và 
	C. và 	D. và .
Câu 25. Cho các hợp chất thơm: l) C6H5-OH; 2) C6H5-NO2; 3) C6H5-CH3; 4) C6H5-COOH; 5) C6H5-NH2; 6) C6H5-COOCH3. Các hợp chất có định hướng thế ortho-para là: 
	A. 1, 2, 3 	B. 1, 2, 4, 6 	C. 1, 3, 5 	D. 3, 4, 5, 6 
Câu 26. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về phenol?
	A. Phenol có nhóm OH trong phân tử nên có tính chất hoá học giống rượu.
	B. Phenol có tính axit nên phenol tan được trong dung dịch kiềm.
	C.Tính axit của phenol mạnh hơn axit cacbonic vì phenol tác dụng với CaCO3 tạo khí CO2.
	D. Dung dịch phenol trong nước cho môi trường axit, làm quì tím đổi màu sang đỏ.
Câu 27. Cho các chất có công thức cấu tạo:
Chất nào thuộc loại phenol?
	A. (1) và (2).	B. (2) và (3). 	C. (1) và (3).	D. Cả (1), (2) và (3).
Câu 28. Chất nào sau đây có thể đẩy được phenol ra khỏi dung dịch natriphenolat? 
	A. Khí CO2 	B. Dung dịch axít HCl 
	C. Khí SO2 	D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 29. Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Dung dịch Y là dung dịch phenol 0,2M. Muốn phản ứng hết lượng phenol có trong 200 ml dung dịch Y ta phải dùng dung dịch X có thể tích vừa đủ là: 
	A. 80 ml 	B. 0,5 lít 	C. 0,2 lít 	D. 50 ml
Câu 30. Cho 9,3 gam dung dịch phenol 50,6% tan trong rượu etylic tác dụng với natri dư thì thế tích khí H2 bay ra ở đktc là: 
	A. 0,56 lít 	B. 1,68 lít 	C. 1,12 lít 	D. 2,24 lít
Câu 31. Một dung dịch X chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol no đơn chức. Cho dung dịch X phản ứng với nước brom (dư) thu được 17,25 gam hợp chất chứa ba nguyên tử brom trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử chất đồng đẳng của phenol là:
	A. C7H7OH	B. C8H9OH	C. C9H11OH	D. C10H13OH.
Câu 32. Trong những phát biểu sau đây:
	1. Phenol có tính khử mạnh hơn rượu etylic vì nhân benzen hút electron của nhóm –OH bằng hiệu ứng liên hợp, trong khi nhóm C2H5– lại đẩy electron vào vòng benzen.
	2. Phenol có tính axit mạnh hơn rượu etylic và được minh họa bằng phản ứng phenol tác dụng với NaOH còn rượu etylic thì không.
	3. Tính axit của phenol yếu hơn H2CO3 vì sục CO2 vào dung dịch C6H5ONa ta sẽ được C6H5OH
	4. Phenol trong nước cho môi trường axit làm quỳ tím hóa đỏ.
Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau:
	A. 1, 2	B. 3, 4	C. 2, 3 	D. 1, 2, 3.
Câu 33. Anken thích hợp để điều chế 3 – etyl pentanol – 3 bằng phản ứng hidrat hóa là:
	A. 3 – etyl penten – 2	B. 3 – etyl penten – 1 
	C. 3 – etyl penten – 3 	D. 3,3 – đimetyl penten – 2.
Câu 34. Hỗn hợp X gồm 2 anken khi hidrat hóa chỉ cho hỗn hợp Y gồm 2 rượu. X là:
	A. CH2 = CH2 và CH3 – CH = CH2 
	B. CH2 = CH2 và CH3 – CH = CH – CH3 
	C. CH3 – CH = CH – CH3 và CH3 – CH2 – CH = CH2 
	D. B và C đúng.
Câu 35. Cho sơ đồ biến hóa:
C4H10O B. Chất B không tác dụng với AgNO3 trong NH3:
Vậy, công thức cấu tạo của C4H10O là:
Câu 36. Trong phản ứng este hóa giữa rượu và axit hữu cơ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tạo ra este khi:
	A. Chưng cất ngay để tách este ra.	B. Cho rượu hoặc axit dư.
	C. Dùng chất hút nước để tách nước.	D. Cả 3 biện pháp A, B, C.
Câu 37. Cho 1,24 gam hỗn hợp hai rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml khí H2 (đktc). Hỗn hợp các chất chứa natri được tạo thành có khối lượng là: 
	A. 1,9 g	B. 2,85 g	C. 3,8 g	D. 4,6 g.
Câu 38. Chia m gam hỗn hợp 2 rượu no đơn chức thành 2 phần bằng nhau:
	Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được 2,24 lít CO2 (đktc).
	Phần 2: Đem đêhidrat hoàn toàn tạo ra 2 anken. Nếu đốt cháy hết 2 anken này thì khối lượng nước thu được là (gam):
	A. 0,36	B. 0,2	C. 0,9 	D. 0,54
Câu 39. Cho các hợp chất sau:
	1. HOCH2 – (CHOH)4 – CHO 	4. HOCH2 – (CH2)2 – CH2OH
	2. HOCH2 – CHOH – CH2OH	5. HOCH2 – (CHOH)4 – OOC – C2H5 
	3. HOCH2 – (CHOH)3 – CO – CH2OH
Những hợp chất phản ứng được với Na là:
	A. 1, 4, 5	B. 2, 3, 4, 5	C. 2, 3, 4	D. 1, 2, 3, 4, 5
Câu 40. Số đồng phân của hợp chất C3H60 là: 
	A. 2 	B. 3 	C. 6 	D. 5.
---------- HẾT----------
Cho H=1, O=16, C=12, Na=23, Br=80, Ag=108, N=14, Cl=35,5, K=39.
Học sinh không được sử dụng tài liệu
Giám thị không được giải thích gì thêm.

File đính kèm:

  • doctuyen sinh 2008 De Kiem tra hoa cuoi khoa.doc